Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.

Các hành tinh mới tìm thấy quanh HD 213885 (còn được gọi là TOI-141 và TIC 403224672), một ngôi sao loại G 3,8 tỷ năm tuổi nằm cách chúng ta 156 năm ánh sáng.

Hành tinh bên trong có tên là HD 213885b (TOI-141b), lớn hơn Trái đất 1,74 lần và nặng hơn 8,8 lần, khiến nó được gọi là siêu Trái đất.

Còn hành tinh HD 213885b có thành phần khối đá, tăng cường chất liệu sắt  giống với Trái đất, tiến sĩ Nestor Espinoza thuộc Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian của NASA cho biết.

Sung sot sieu Trai dat quy dao cuc ngan quay quanh sao
 Nguồn ảnh: ESA.

HD 213885b có chu kỳ quỹ đạo chỉ 1,008 ngày và nhiệt độ bề mặt là 1.855 độ C (3.371 độ F).

Hành tinh này tương tự như 55 Cancri e, một siêu Trái đất cực kỳ nóng quay quanh một ngôi sao loại G cách Trái đất khoảng 42 năm ánh sáng.

Bán kính, khối lượng và bức xạ sao của HD 213885b rất giống với 55 Cancri e.

Hành tinh bên ngoài trong hệ thống được đặt tên là HD 213885c (TOI-141c), có khối lượng gấp 19,9 lần Trái đất và rất giống với Sao Hải Vương của Hệ Mặt trời.

Nó quay quanh ngôi sao chủ cứ sau 4,78 ngày một lần và có nhiệt độ bề mặt là 922 độ C (1.692 độ F).

Mời quý vị xem video: Những bí ẩn kỳ bí nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Hiện tượng lạ trong ngôi sao Eta Carinae gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Ngôi sao trẻ Eta Carinae tỏa sáng nổi bật trên bầu trời của bán cầu nam. Và mới đây, các nhà khoa học làm việc tại Kính viễn vọng Hubble của NASA quan sát ngôi sao này và bất ngờ tìm thấy một hiện tượng lạ.

Được biết, ngôi sao trẻ Eta Carinae có vị trí tương đối xa Trái đất (cách xa khoảng 7 nghìn năm ánh sáng, xa hơn so với khoảng cách trung bình của các ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường khoảng một nghìn năm ánh sáng). Trong lần phát hiện mới đây, Kính Hubble nhìn thấy hiện tượng nhiễu loạn ánh sáng cực khủng xuất hiện quanh ngôi sao này.

Hien tuong la trong ngoi sao Eta Carinae gay sung sot
Nguồn ảnh: Phys. 

Kinh ngạc ngôi sao cực nhẹ, lớn hơn Mặt trời 2.000 lần

(Kiến Thức) - Ngôi sao kỳ lạ UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước, nhưng có kích thước khổng lồ và trọng lượng gấp 20 - 40 lần Mặt trời.

Ngôi sao cực nhẹ, nhưng lại lớn hơn Mặt trời gần 2000 lần này nằm cách Trái Đất tầm 9.500 năm ánh sáng. Ánh sáng phải mất 6 tiếng 55 phút để chuyển động quanh ngôi sao UY Scuti.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.