Bức ảnh về tàn dư siêu tân tinh được xác định là SN 1006, được chụp bởi đài quan sát tia X Chandra của NASA.
Sử dụng nhiều trường quan sát của đài quan sát, NASA đưa ra một hình ảnh đáng chú ý cho thấy các bước sóng hồng ngoại khác nhau có trong tàn dư siêu tân tinh này.
Theo NASA, cấu trúc vũ trụ khổng lồ này cách Trái đất khoảng 7.200 năm ánh sáng, được tạo ra bởi vụ nổ của một ngôi sao lùn trắng. Vụ nổ được phân loại là siêu tân tinh loại Ia, có nghĩa là nó xảy ra trong một hệ sao nhị phân.
Nguồn ảnh: ScienceDaily. |
Có thể là từng có một sao lùn trắng phát nổ sau khi hấp thụ khối lượng của một ngôi sao gần đó. Một giả thuyết khác cho rằng, sao lùn trắng có thể đã hợp nhất với một ngôi sao khác, dẫn đến một vụ va chạm và vụ nổ lớn.
Theo ghi nhận của NASA, SN 1006 xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 1/5/1006 sau Công nguyên. Nó được nghiên cứu và quan sát bởi các nhà thiên văn học cổ đại từ nhiều quốc gia khác nhau như Ai Cập, Nhật Bản, Iraq và Trung Quốc.
Vượt qua độ sáng của Sao Kim tới 16 lần, tàn dư siêu tân tinh này được coi là đối tượng thiên văn sáng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn những ngôi sao bất ngờ, kỳ lạ nhất. Nguồn video: Cuộc sống thực