Được bác sĩ thực tập cấp cứu, bệnh nhân qua đời oan

Đặt nhầm ống khí quản vào thực quản, nữ bác sĩ thực tập khiến bệnh nhân ngừng tim rồi tử vong ngay trên bàn cấp cứu.

Theo thông tin đăng tải, cô Emma Currell, 32 tuổi, người Anh, mắc hội chứng thận hư, từng bị co giật trong quá trình chạy thận.
Thời điểm xảy ra sự việc, cô Emma bị co giật tái diễn nên được đưa đến phòng cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa Watford. Khi đó, bác sĩ nhận định cô phải tiến hành chụp CT, các bác sĩ ở khoa gây mê cũng được gọi đến để gây mê hoàn thân cho bệnh nhân.
Bác sĩ gây mê thực tập Sabu Syed được chỉ định đặt nội khí quản cho cô Emma. Sau khi hoàn thành, cô cũng nhờ cấp trên của mình là bác sĩ Prasun Mukherjee giúp cô kiểm tra lại vị trí đặt nội khí quản, nhưng vì bác sĩ Prasun Mukherjee đang bận công việc khác nên Sabu Syed chỉ có thể tự mình kiểm tra lại.
Khi kiểm tra lại, cô phát hiện lưỡi của bệnh nhân Emma bắt đầu sưng lên nhưng lúc này bác sĩ thực tập Sabu Syed vẫn chưa biết mình đã luồn nhầm ống, lẽ ra phải luồn vào khí quản, cô lại luồn vào thực quản bệnh nhân.
Duoc bac si thuc tap cap cuu, benh nhan qua doi oan
Ảnh minh hoạ. 
Kỹ thuật viên Nicholas Healey cho biết, anh đã test lại máy vì lúc đó không có dữ liệu, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy máy bị lỗi. Vì không chắc chiếc ống đã ở đúng vị trí hay chưa, anh đã chia sẻ mối nghi ngờ của mình với toàn bộ đội ngũ y tế có mặt lúc đó nhưng các bác sĩ vẫn tự tin rằng chiếc ống đã ở đúng vị trí sau khi kiểm tra.
Chưa đầy 10 phút sau, lưỡi bệnh nhân Emma sưng tấy nặng hơn, thậm chí cô bắt đầu nôn ra máu, cô lập tức được các bác sĩ lấy máy hút ra để hút máu trào ra ngoài. Ngay sau đó, đội ngũ y tế nhận thấy rằng huyết áp của Emma đã giảm và máy không nhận dữ liệu. Nữ bệnh nhân cuối cùng bị ngừng tim và chết sau khi nỗ lực giải cứu không thành công.
Một cuộc kiểm tra pháp y đã diễn ra, cho thấy bác sĩ thực tập Sabu Syed đã đặt nhầm ống đặt khí quản vào thực quản dẫn đến cái chết của nữ bệnh nhân. Được biết, do thời điểm đó lưỡi của cô Emma bị sưng tấy nghiêm trọng nên đội ngũ y tế đã không kiểm tra kỹ tình trạng bên trong miệng nên không phát hiện ống nội khí quản bị cắm sai vị trí.
Bác sĩ Prasun Mukherjee - phụ trách ca cấp cứu cho biết, vào thời điểm ca cấp cứu của cô Emma diễn ra, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành, bệnh viện không có đủ nhân lực để đối phó với dòng bệnh nhân vô tận nên đã cử các bác sĩ thực tập ít kinh nghiệm ra trận.
Không chỉ vậy, sau khi đặt nội khí quản, ông vẫn theo dõi nhịp thở của bệnh nhân, cho rằng đó chỉ là sự cố của máy không phát hiện ra dữ liệu, không ngờ lại do đặt nhầm ống.
Hiện, sự việc vẫn đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Máu chuyển màu trắng đục, cấp cứu vì thức uống nhiều người mê. 

Nguồn video: Kienthucnet

Sai lầm chết người trong cấp cứu người bệnh đột quỵ

Cạo gió, thoa dầu, uống trà đường… là những việc vô ích, làm mất cơ hội cứu sống người bệnh bị đột quỵ.

Tế bào thần kinh sẽ bị chết dần sau khi khởi phát đột quỵ. Cứ một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Vì thế, người đột quỵ cần được điều trị sớm nhất có thể.

Hai trường hợp thường gặp ở người đột quỵ

Người đàn ông bị đột quỵ khi đang ngồi làm việc

Trước khi vào bệnh viện, người đàn ông 40 tuổi ngồi làm việc bình thường tại cơ quan nhưng bất ngờ thấy đau đầu rồi gục xuống ghế, miệng nôn trớ.

Ngày 6/9, các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết đơn vị này đã cấp cứu cho nam bệnh nhân 40 tuổi bị chảy máu não nguy kịch.

Các bác sĩ cho hay bệnh nhân nặng 80 kg, cao 1,70 m, chỉ số khối cơ thể BMI là 27,7, có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.