Dùng nước này luộc vịt đảm bảo sạch mùi hôi, thịt lại thơm ngon

Dưới đây là mẹo luộc vịt đánh bay mùi hôi, giữ được vị ngọt thơm, mềm đơn giản nhưng ít người biết.

Trong số các món ăn từ thịt vịt, vịt luộc tưởng chừng là món đơn giản nhất nhưng luộc vịt ngon không dễ. Nhiều chị em thường phân vân, tại sao khi luộc vịt vẫn còn mùi hôi, thịt dai quá hoặc mềm quá, đôi khi còn sống và đỏ ở bên trong…
Bạn có thể 'bỏ túi' cách luộc vịt thơm ngon hấp dẫn dưới đây của bạn Thanh An đăng trong nhóm Yêu Bếp để chế biến cho cả nhà thưởng thức nhé!
Nguyên liệu
Vịt: 1 con nặng khoảng 2 – 2,5 kg; 1- 2 quả dừa non dùng lấy nước, 1-2 quả mướp hương, gừng tươi: 2 củ; Hành khô: 1 củ; Giấm gạo, rượu trắng, sả.
Cách khử mùi hôi khi sơ chế
Vịt làm sạch sẽ xát chanh, muối, gừng hay giấm, rượu tuỳ ý để khử mùi hôi rửa sạch để ráo.
Phao câu là thủ phạm chính gây mùi hôi tanh cho thịt vịt luộc, vì vậy bạn nên cắt bỏ hẳn phần phao câu vì nó vừa hôi lại vừa không có lợi cho sức khỏe.
Một lưu ý nữa là bạn nhớ bóc lấy phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra.
Cách luộc vịt không hôi
Dung nuoc nay luoc vit dam bao sach mui hoi, thit lai thom ngon
Đun nước 1 hay 2 quả dừa tươi non (không dùng dừa già), có thể chế thêm nước để đủ ngập vịt ( không cho quá nhiều nước dừa).
Nước sôi mới bỏ vịt vào (gà luộc lạnh nhưng ngan vịt luộc sôi mới ngon).
Hạ nhỏ lửa hớt hết bọt nếu có. Nướng củ gừng đập dập thả vào cùng chút gia vị (hoặc nhánh sả cũng được), lấy thìa nạo cả cùi dừa cho vào cùng vịt.
Đậy vung đun chừng 5-10 phút tuỳ vịt to nhỏ. Sau đó bổ đôi mướp hương thả vào (1 hay 2 quả tuỳ lượng vịt) đun thêm 5 phút nữa tắt bếp.
Ngâm vịt trong nồi chừng 15-20 phút thì vớt.
Nước luộc có thể hớt bớt váng mỡ (nếu ai không thích ăn nước béo) thả vài củ khoai sọ nấu mềm rồi vớt mướp bỏ đi, thả nắm rau muống + rau ngổ vào dùng nóng ( rau muống hút bớt mỡ vịt nên nếu không hớt mỡ đi ăn cũng không bị quá ngấy).
Cách pha nước chấm vịt luộc
Trước tiên bạn nấu đường với nước cho thành 1 hỗn hợp kẹo lại. Nếu sử dụng nước mắm loại thường như Nam Ngư thì không cần nấu nước với đường mà thay thế là nấu nước mắm + đường cho thành hỗn hợp kẹo lại có vị mặn ngọt theo khẩu vị gia đình.
Dung nuoc nay luoc vit dam bao sach mui hoi, thit lai thom ngon-Hinh-2
Sau đó cho nước mắm đậm đặc vào bát, vắt chanh rồi nêm nếm theo khẩu vị.
Chuẩn bị đồ nghề để mài gừng. Nếu gừng cay quá thì vắt bỏ bớt nước để lấy bã cho đỡ cay. Gừng không cay thì sử dụng hết không cần vắt bỏ nước.
Cuối cùng là cho ớt vào nếu ai thích ăn tỏi thì băm tỏi ớt.
Chúc các bạn thành công khi luộc vịt.

Những ai không nên ăn thịt vịt?

Thịt vịt bổ dưỡng nhưng không phải là thực phẩm lý tưởng cho tất cả mọi người, vậy những ai không nên ăn thịt vịt?

Trong các loại gia cầm, thịt vịt là món ăn được ưa chuộng bậc nhất. Thịt vịt giàu đạm (100 gr thịt vịt cung cấp 25 gr protein) và các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie, các vitamin B, A, E, K… Theo Đông y, thịt vịt tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, tư âm, tiêu thũng, giải độc. Đây là thực phẩm bổ dưỡng cho những người thể chất suy nhược, chán ăn, người yếu sau khi mắc bệnh, đổ mồ hôi vào ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít…

Sách Nhật dụng bản thảo của Trung Quốc viết: “Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ máu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần"; “Thịt vịt trừ nhiệt, bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự tuần hoàn nước trong cơ thể”.

Thịt vịt tuy bổ nhưng những người này nên tránh xa kẻo gặp hoạ

Với nhiều người, thịt vịt là 'món tủ'. Thực phẩm này cung cấp nhiều dưỡng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… nhưng không phải với ai cũng bổ.

Thời điểm hiện tại, thịt vịt được nuôi và bày bán nhiều. So với thịt gà, thịt vịt cũng rất dễ ăn, nấu được nhiều món từ luộc, đến hầm và nhiều người thích nhất là vịt quay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.