Một hợp chất hoạt tính sinh học được đặt tên là gingerol trong gừng cực kỳ mạnh mẽ với các đặc tính điều trị đáng chú ý chống lại một loạt các tình trạng sức khỏe như tiểu đường, cảm lạnh, các vấn đề về dạ dày, tăng huyết áp, buồn nôn và nhiều bệnh khác.
Ảnh: @Boldsky. |
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiêu thụ gừng, cả với lượng vừa phải và nhiều có thể không tốt cho những người mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định.
Tìm hiểu nhóm người nào cần lưu ý khi dùng gừng quá liều, và nếu thuộc những trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để biết liều lượng phù hợp, nhằm ngăn ngừa bất kỳ biến chứng nào đó có thể xảy ra.
1. Mang thai
Gừng rất hữu ích để giảm tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai. Tuy nhiên, với một lượng lớn, nó có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Các chất kích thích tự nhiên trong gừng có thể dẫn đến các cơn co thắt sớm.
Ảnh: @Boldsky. |
Điều này có thể gây sẩy thai hoặc sinh con sớm (chuyển dạ sinh non). Trong thời kỳ mang thai, phải tránh dùng gừng quá liều lượng dưới mọi hình thức đối với phụ nữ sắp chuyển dạ
2. Thiếu cân
Gừng là một trong những phương thuốc tốt nhất để giảm cân. Chất Gingerol trong gừng làm tăng tốc độ trao đổi chất và ngăn chặn sự thèm ăn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ gừng cao khiến lượng calo bị đốt cháy với tốc độ cao hơn nhiều và khiến một người ăn ít hơn. Vì vậy, những người đang thiếu cân hay suy dinh dưỡng phải tránh dùng gừng.
3. Sỏi mật
Ảnh: @Boldsky. |
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gừng có thể làm tăng tiết mật và gây ra sự hình thành sỏi túi mật. Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo; tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều gừng có thể kích thích gan sản xuất nhiều nước mật hơn và đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi túi mật.
4. Suy thận
Bên trong, gừng có tác dụng bảo vệ đáng kể do hoạt động chống oxy hóa mạnh của nó. Tuy nhiên, gừng cũng có chứa một hợp chất có tên là 'creatinine' và nồng độ cao chất này trong máu sẽ khiến tình trạng suy thận ngày càng trầm trọng hơn.
5. Tuyến giáp
Ảnh: @Boldsky. |
Mặc dù gừng được coi là một loại thảo mộc an toàn, nhưng một số nghiên cứu cho thấy, gừng có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm tuyến giáp. Tác dụng chống oxy hóa và ức chế của gừng đối với tốc độ trao đổi chất có thể làm hỏng các màng bao quanh các hormone tuyến giáp trong nang, và giải phóng hormone trong máu, dẫn đến sưng hoặc viêm tuyến giáp và sản xuất quá mức.
6. Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim được xem là một nhóm các tình trạng gây ra chứng nhịp tim không đều. Gừng là một loại thảo mộc tuyệt vời cho nhiều người mắc bệnh tim, nhưng nếu dùng với một lượng lớn, nó có thể khiến tim đập nhanh, đặc biệt là khi bạn đang dùng gừng quá liều với các loại thuốc tim.
Ảnh: @Boldsky. |
Liều lượng chú ý:
Liều dùng gừng hoàn toàn khác nhau giữa người lớn khỏe mạnh, với những người mắc một số bệnh lý nhất định. Ví dụ, phụ nữ mang thai được khuyến nghị tiêu thụ khoảng 250 mg gừng trong bốn ngày (hoặc tối đa 1g) để giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa; những người có vấn đề về túi mật được khuyến cáo chỉ dùng dưới 1200 mg gừng/ ngày.