Địa điểm hạ cánh của tàu thám hiểm có thể là nơi săn lùng hóa thạch

(Kiến Thức) -Một nghiên cứu gần đây cho thấy địa điểm hạ cánh cho tàu thám hiểm sao Hỏa tiếp theo của NASA chứa các khoáng chất bảo tồn hóa thạch đô%3ḅc đáo tương tự trên Trái đất.

Các nhà khoa học đã tìm thấy một lý do khác để mong đợi sứ mệnh sao Hỏa tiếp theo của NASA. Một tàu vũ trụ quay quanh Sao Hỏa gần đây đã phát hiện ra những dấu hiệu rõ ràng rằng, khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ Mars 2020 của NASA tên là Jezero Crater là thiên đường chứa nhiều chất silica hydrat hóa, một khoáng chất đặc biệt tốt trong việc bảo tồn các dấu hiệu của sự sống.

Điều đó có thể làm cho khu vực hạ cánh này trở thành một nơi tốt để nghiên cứu hóa thạch trên Sao Hỏa.

Dia diem ha canh cua tau tham hiem co the la noi san lung hoa thach
 Nguồn ảnh: Space.

Nhiệm vụ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm ra cách các khoáng chất hình thành và bắt đầu thăm dò chúng để tìm dấu hiệu của sự sống. Và một nhóm các nhà khoa học đã đề xuất một số ý tưởng về cách thức các khoáng chất xuất hiện trong miệng núi lửa Jezero. Các nhà nghiên cứu mô tả phát hiện của họ trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Silica là một cấu trúc tinh thể được làm từ silicon và oxy có thể được tìm thấy trong thạch anh, thủy tinh và cát. Silica ngậm nước/ giữ nước trong cấu trúc tinh thể của nó. Trên Trái đất, silica ngậm nước có thể hình thành trong nhiều môi trường khác nhau, như trong thủy tinh núi lửa và dưới đáy đại dương.

Silica ngậm nước là một trong những vật liệu cứng nhất được biết đến ngoài kim cương chống lại sự phong hóa từ gió và nước. Điều đó có nghĩa là nó rất tốt trong việc bảo quản các vật liệu hóa thạch.

Jesse Tarnas, một nhà khoa học hành tinh tại Đại học Brown và là một trong những tác giả của bài báo cho biết, bằng chứng lâu đời nhất - bằng chứng rõ ràng nhất về các vi hạt mà chúng ta có trên Trái đất thường được tìm thấy trong silica.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chất silica ngậm nước trong miệng núi lửa Jezero trùng khớp với các phép đo tương tự được lấy từ silica ngậm nước trong phòng thí nghiệm.

Tàu Rover Mars 2020 dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 7/ 2020 và hạ cánh trên Sao Hỏa vào tháng 2/ 2021. Khi đến đó, các thiết bị của tàu có thể phân tích cẩn thận tính chất hóa học của chất silica ngậm nước và đá xung quanh.

Những quan sát này sẽ cho phép các nhà khoa học tìm ra cách thức silica ngậm nước hình thành, và xem chúng có chứa các phân tử hữu cơ phức tạp hay không.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

"Sốc" cách ngôi sao Hypervelocity bị đá khỏi thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn phát hiện một ngôi sao hypervelocity gọi là S5-HVS1 đi du lịch ra khỏi Milky Way với tốc độ khủng khiếp 2,3 triệu dặm một giờ (1.017 km / s), khiến nó trở thành ngôi sao thứ ba di chuyển nhanh nhất từng được ghi nhận trong vũ trụ.

Ngôi sao đang di chuyển đủ nhanh để nó rời khỏi Milky Way và bắn vào không gian rộng lớn giữa các thiên hà lớn trong vũ trụ.

Vận tốc của Cv5-HVS1 cao đến mức chắc chắn nó đã và đang rời khỏi thiên hà và không bao giờ quay trở lại, tiến sĩ Douglas Boubert, nhà thiên văn học tại Đại học Oxford giải thích trong một tuyên bố.

Choáng váng cách lỗ đen pac-man mới "ăn" ngấu nghiến lỗ đen khác

(Kiến Thức) - Giống như siêu anh hùng từ trò chơi điện tử nổi tiếng Pac-Man, các lỗ đen có thể phát triển bằng cách ngấu nghiến các lỗ đen khác, một nghiên cứu mới cho thấy.

Các mô phỏng cho thấy điều này có thể xảy ra ở các khu vực ngay bên ngoài vùng ảnh hưởng lực hấp dẫn của các lỗ đen siêu lớn, nằm trong trái tim của các thiên hà.

Ở những vùng này, trọng lực hút khí, sao, bụi và thậm chí các lỗ đen khác vào lỗ đen siêu lớn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.