"Sốc" cách ngôi sao Hypervelocity bị đá khỏi thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn phát hiện một ngôi sao hypervelocity gọi là S5-HVS1 đi du lịch ra khỏi Milky Way với tốc độ khủng khiếp 2,3 triệu dặm một giờ (1.017 km / s), khiến nó trở thành ngôi sao thứ ba di chuyển nhanh nhất từng được ghi nhận trong vũ trụ.

"Sốc" cách ngôi sao Hypervelocity bị đá khỏi thiên hà Milky Way

Ngôi sao đang di chuyển đủ nhanh để nó rời khỏi Milky Way và bắn vào không gian rộng lớn giữa các thiên hà lớn trong vũ trụ.

Vận tốc của Cv5-HVS1 cao đến mức chắc chắn nó đã và đang rời khỏi thiên hà và không bao giờ quay trở lại, tiến sĩ Douglas Boubert, nhà thiên văn học tại Đại học Oxford giải thích trong một tuyên bố.

Nguồn ảnh: Space.
Nguồn ảnh: Space. 

Ngôi sao hiện cách xa khoảng 29.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Grus. Nhưng các nhà thiên văn học đã theo dõi con đường di chuyển và thấy rằng nó bắt đầu hành trình từ trung tâm của thiên hà.

Tại trung tâm của thiên hà Milky Way là một lỗ đen siêu lớn có tên Sagittarius A * , mà các nhà khoa học tin rằng chính lỗ đen này đã đá ngôi sao S5-HVS1 di chuyển ra khỏi hệ thống với tốc độ siêu khủng.

Tuyên bố này cực kỳ thú vị, vì từ lâu giới khoa học đã nghi ngờ rằng các lỗ đen có thể đá các ngôi sao với vận tốc rất cao, tiến sĩ Serge Koposov, một nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon cho biết trong tuyên bố. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ có một cái nhìn rõ ràng, chi tiết đến như vậy.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Phát hiện điều bất ngờ từ hai ngôi sau cực nghèo kim loại

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà khoa học do Avrajit Bandyopadhyay thuộc Viện Vật lý thiên văn Ấn Độ, Bangalore đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của hai ngôi sao sáng, cực kỳ nghèo kim loại. 

Phát hiện điều bất ngờ từ hai ngôi sau cực nghèo kim loại
Các ngôi sao được nghiên cứu chỉ định là SDSS J082625.70 + 612515.10 và SDSS J134144.60 + 474128.90.

Bản đồ chi tiết chưa từng có về nơi sinh ra ngôi sao

(Kiến Thức) - Nhóm nghiên cứu gồm các nhà thiên văn đến từ Mỹ, Chile, Nhật Bản, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh vừa lập ra một bản đồ chi tiết chưa từng thấy về cấu trúc của đám mây phân tử Orion A, nơi sinh ra các ngôi sao.

Bản đồ chi tiết chưa từng có về nơi sinh ra ngôi sao
Đám mây phân tử Orion A là vùng hình thành sao mật độ cao nhất có chứa nhiều ngôi sao có khối lượng lớn.
"Bản đồ của chúng tôi khám phá các đặc điểm vật lý cần thiết để nghiên cứu cách các ngôi sao hình thành trong đám mây phân tử này, và cách thức ngôi sao trẻ tác động đến đám mây chủ", Shuo Kong, tác giả đầu tiên của nghiên cứu nói trên trang Journal Astrophysical.

Sửng sốt vũ trụ trẻ hơn 2 tỷ năm so với quan điểm cũ

(Kiến Thức) - Các tính toán mới cho thấy vũ trụ có thể trẻ hơn vài tỷ năm so với ước tính của các nhà khoa học hiện nay, thậm chí nó còn trẻ hơn so với đề xuất từ hai luận điểm được công bố trong năm nay.

Sửng sốt vũ trụ trẻ hơn 2 tỷ năm so với quan điểm cũ

Sự thay đổi lớn trong ước tính của các nhà khoa học về độ tuổi vũ trụ có thể phản ánh các cách tiếp cận khác nhau.

"Chúng tôi có sự không chắc chắn lớn về cách các ngôi sao đang di chuyển trong thiên hà", ông Inh Jee, thuộc Viện Max Plank ở Đức, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới