Đào trang trại, quái vật 183 triệu tuổi hiện ra như mới chết hôm qua

Sâu bên dưới lớp đất của một trại chăn nuôi gia súc ở nước Anh, một hóa thạch 3D hoàn hảo của "quái vật đại dương" đã tuyệt chủng hiện ra hoàn hảo như mới chết hôm qua.

"Kho báu kỷ Jura" được tìm thấy ngoại ô Gloucestershire thuộc quần đảo Cotswolds, nơi các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra phần còn lại hóa thạch của cá, loài bò sát biển khổng lồ được gọi là ichthyosaurs, mực, côn trùng và các động vật cổ đại khác có niên đại đầu của kỷ Jura (201,3-145 triệu năm trước).
Trong số hơn 180 mẫu hóa thạch được ghi lại trong quá trình đào bới, một trong những mẫu vật nổi bật là đầu cá ba chiều được bảo quản thuộc về Pachycormus, một giống cá vây tia đã tuyệt chủng.
Hóa thạch mà các nhà nghiên cứu tìm thấy được nhúng trong một mỏm đá vôi cứng nhô ra khỏi đất sét, được bảo quản đặc biệt tốt và chứa các mô mềm, bao gồm cả vảy và mắt.
Bản chất 3D của tư thế đầu và thân của mẫu vật hoàn hảo đến mức các nhà nghiên cứu không thể so sánh nó với bất kỳ phát hiện nào khác trước đó.
Quái vật kỷ Jura như đang nhảy ra từ quá khứ - Ảnh: Đại học Birmingham
Quái vật kỷ Jura như đang nhảy ra từ quá khứ - Ảnh: Đại học Birmingham
Nhà địa chất thực địa Neville Hollingworth từ Đại học Birmingham - Anh, người đã khám phá ra địa điểm này cùng với vợ mình, Sally Hollingworth, một nhà chuẩn bị hóa thạch và điều phối viên của cuộc khai quật cho biết: "Nhãn cầu và hốc mắt được bảo quản tốt. Thông thường, với các hóa thạch, chúng nằm phẳng. Nhưng trong trường hợp này, nó được bảo quản trong nhiều chiều không gian, và có vẻ như con cá đang nhảy ra khỏi đá".
Chuyên gia hóa thạch bò sát biển Dean Lomax từ Đại học Manchester - Anh, thành viên của nhóm khai quật, cho biết: "Cũng như các hóa thạch khác, các khoáng chất từ đáy biển xung quanh liên tục thay thế cấu trúc ban đầu của xương và răng. Trong trường hợp này, con cá đã bị trầm tích vùi lấp nhanh chóng. Ngay khi chúng chạm đáy biển, chúng đã được bao phủ và bảo vệ ngay lập tức"
Trong đợt khai quật 4 ngày hồi đầu tháng này, nhóm nghiên cứu gồm 8 người đã sử dụng máy đào để đào sâu 80 mét trên các bờ cỏ của trang trại để lộ ra một lát thời gian địa chất nhỏ, thuộc giai đoạn thế Toarcian của kỷ Jura, tức 183-174 triệu năm trước, cũng là niên đại của con cá "quái vật" kỳ thú này.

Bất ngờ tìm thấy hóa thạch triệu năm của loài cú đã tuyệt chủng

Một bộ xương hóa thạch được bảo quản tốt đến kinh ngạc của một loài cú đã tuyệt chủng sống cách đây hơn 6 triệu năm đã được khai quật ở Trung Quốc.

Hóa thạch được phát hiện ở độ cao gần 7.000 feet (2100 mét), ở lưu vực Lâm Hạ thuộc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, ở rìa Cao Nguyên Tây Tạng.
Theo các nhà khoa học, loài cú này ở cuối Kỷ nguyên Miocen, khoảng 6 triệu năm trước.

Động vật ăn thịt sớm nhất thế giới được đặt theo tên nhà tự nhiên học

Hóa thạch của loài Auroralumina attenboroughii được tìm thấy ở rừng Charnwood, nơi nhà tự nhiên học David Attenborough từng tới để thực hiện công cuộc tìm kiếm hóa thạch.

Dong vat an thit som nhat the gioi duoc dat theo ten nha tu nhien hoc
Auroralumina attenboroughii có thể trông như thế này cách đây 560 triệu năm. (Nguồn: BBC) 
Hóa thạch của một sinh vật 560 triệu năm tuổi mà các nhà nghiên cứu tin là của loài động vật ăn thịt đầu tiên đã được đặt tên Auroralumina attenboroughii theo tên của nhà tự nhiên học kiêm phát thanh viên David Attenborough.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.