Con gà có trước hay quả trứng có trước?

Nếu liệt kê những câu hỏi "kinh điển" gây tranh cãi nhiều nhất, hẳn không thể thiếu câu hỏi "hack não": Con gà và quả trứng, cái nào có trước?

Gà có trước hay trứng có trước” có lẽ là câu hỏi nổi tiếng nhất trong suốt chiều dài lịch sử hàng vạn năm qua, cho tới nay câu hỏi này vẫn khiến nhiều người tranh cãi.

Nghe thì khá đơn giản tuy nhiên để trả lời câu hỏi này thì con người đã tranh cãi với nhau suốt cả ngàn năm.

Nếu gà có trước trứng thì ai "sinh" ra gà? Nếu trứng trước gà thì ai đẻ ra trứng? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Trong một thời gian dài thậm chí nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước bởi có trứng mới có gà. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh điều ngược lại, rằng thực tế con gà có trước.

Con ga co truoc hay qua trung co truoc?
Ảnh minh họa.
Lý giải cho đáp án này vài năm trước, các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield và Đại học Warwick (Anh) cho biết, họ đã tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà dưới máy tính siêu cấp HECToR. Thế nhưng, nó lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những gà mái. 

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, trước khi muốn hiện hữu ở bên ngoài môi trường như chúng ta vẫn thường thấy thì quả trứng phải ở bên trong cơ thể con gà.

Được biết, chất protein đặc biệt này có tên khoa học là ovocledidin-17 (hoặc OC-17). Nó đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Đây giống như "ngôi nhà" chắc chắn, vững chãi để bảo vệ cho phần lòng đỏ trứng bên trong hay còn là những chú gà con sau này.

Theo chia sẻ từ Tiến sỹ Colin Freeman - một trong những nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Sheffield, chia sẻ trước truyền thông nước Anh rằng: "Mặc dù chúng ta luôn cho rằng, quá trứng có trước con gà, tuy nhiên những chứng cứ khoa học hiện tại lại đưa ra đáp án ngược lại, con gà có trước quả trứng".

Phát hiện này không những giúp chúng ta nhận thức được cách thức gà đẻ trứng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu vật liệu mới.

Dù có cả nghiên cứu khoa học hẳn hoi nhưng bao nhiêu cư dân mạng vẫn thấy "không thuyết phục". Họ đặt câu hỏi: "Rồi không có trứng thì sao có gà?"; "Đọc xong vẫn thấy hoang mang vì không hiểu con gà từ trên trời rơi xuống?"; "Thôi cứ nghĩ đơn giản con gà nó là từ 1 loài nào đó tiến hóa thành rồi sau nó mới đẻ ra trứng vậy"...

Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.

3 phần thịt của con gà dù thích đến mấy cũng không nên ăn nhiều

Thịt gà tuy rất bổ dưỡng nhưng khi sử dụng cũng cần có một số lưu ý để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phao câu

Người xưa có quan niệm "nhất phao câu, nhì đầu cánh" để nói về hai bộ phận được đánh giá là ngon nhất của con gà. Tuy nhiên, phao câu là nơi tích tụ nhiều mỡ, chứa lượng cholesterol cao. Vì vậy, việc ăn phao câu gà thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc bệnh nền như tim mạch, rối loạn mỡ máu.

Loại gà có đuôi dài nhất thế giới, giá hàng trăm triệu đồng/con

Được coi là giống gà quý hiếm và đắt đỏ, gà Onagadori có bộ đuôi mọc dài liên tục trong suốt cuộc đời, có thể đạt kỷ lục lên đến 13 mét.

Loai ga co duoi dai nhat the gioi, gia hang tram trieu dong/con

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.