Cháo lá sen, món ăn chống nóng tuyệt vời

(Kiến Thức) - Cháo lá sen là món ăn chống nóng và trị bệnh cực kỳ hiệu quả trong mùa hè. Bạn có thể biến tấu với nhiều cách nấu để đổi vị. 

Theo y học cổ truyền, lá sen vị đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, chỉ khát sinh tân, thăng phát thanh dương và cầm máu. Mùa hè, cháo lá sen là món ăn chống nóng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa  giúp thanh nhiệt, hạ huyết áp và hạ mỡ máu mà còn chữa các chứng đi lỏng do thử thấp, chóng mặt, phù thũng, nôn ra máu, chảy máu cam, băng lậu huyết, đại tiện ra máu, chóng mặt sau khi sinh con... Dưới đây là cách nấu cháo lá sen, chế biến lá sen... trị bệnh hiệu quả.
Chao la sen, món an chóng nóng tuyẹt vòi
 Theo y học cổ truyền, lá sen vị đắng, tính bình có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Lá sen đậu xanh: Lá sen tươi 1 tàu, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ, đậu xanh 30g. Hoặc đậu xanh 30g, lá sen 1/4 cái, gạo tẻ 100g. Cách chế: Lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho gạo và đậu vào nấu nhừ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày. Hoặc cho gạo và đậu vào nồi nấu thành cháo trước, sau đó dùng lá sen đã cắt bỏ cuống và viền quanh đậy lên trên mặt cháo, tiếp tục đun cho đến khi mùi thơm của lá sen thấm đượm vào cháo là được, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày. 
Công dụng: Lá sen giúp thanh nhiệt, giải thử, kiện não, sinh tân dịch, hạ huyết áp và hạ mỡ máu. Là món ăn mát bổ rất thích hợp trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi, đầu nặng, mắt hoa, trống ngực chộn rộn khó chịu... Đặc biệt tốt với những người béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu (tăng cholesterol, triglycerid, lipoprotein có tỷ trọng thấp và apoprotein B; giảm lipoprotein có tỷ trọng cao và apoprotein A), người bị viêm đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa do thấp nhiệt, phù thũng, một số chứng xuất huyết như chảy máu cam, băng huyết, lậu huyết, hoa mặt chóng mặt sau khi sinh con...
Lá sen thịt gà: Lá sen tươi 1 tàu, vỏ tây qua (dưa hấu) 500g, ý dĩ 10g, khiếm thực 10g, gà nhỡ 1 con (sau khi làm thịt, bỏ lông và phủ tạng còn chừng 500g), thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ. Có thể thay gà bằng chim bồ câu hoặc chim sẻ. Cách chế: Lá sen rửa sạch, thái vụn. Vỏ dưa hấu cắt đoạn (chú ý không bỏ vỏ xanh). Ý dĩ và khiếm thực đãi sạch. Thịt gà và thịt lợn chặt miếng. Tất cả cho vào nồi, chế đủ gia vị, đổ lượng nước vừa phải rồi hầm lửa nhỏ chừng 2 giờ là được, dùng làm canh ăn trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, giải thử, kiện tỳ ích khí, dưỡng âm sinh tân. 
Theo dược học cổ truyền, lá sen tính mát, vị đắng sáp, có công năng giải thử nhiệt, thanh đầu mục, chỉ huyết (làm mát, nhẹ đầu, sáng mắt và cầm máu), là một trong những vị thuốc rất thích hợp trong mùa hè, thường được dùng dưới dạng hãm uống thay trà, nấu cháo và nấu canh ăn. Vỏ dưa hấu tính lạnh, vị hơi ngọt, có công dụng thanh thử, giải nhiệt, sinh tân lợi tiểu, làm hết phiền khát, dùng rất tốt cho các chứng viêm nhiệt trong mùa hè như viêm đường tiết niệu, viêm loét môi miệng... Khiếm thực và ý dĩ tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ mà không hại thận. Thịt gà có tác dụng ích ngũ tạng, bổ hư nhược, kiện tỳ vị, làm mạnh gân cốt; thịt lợn bổ hư tư âm, dưỡng huyết nhuận táo. Tất cả tạo nên cho món canh có công năng thanh nhiệt giải thử và bồi bổ khá độc đáo, rất thích hợp với tiết trời viêm nhiệt của mùa hè.
Cháo vịt lá sen: Lá sen 1 tàu, biển đậu 25g, xích tiểu đậu 25g, trần bì (vỏ quýt) 12g, phụ trúc 50g, vịt 1 con (sau khi làm sạch còn chừng 400g là vừa), thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ. Cách chế: Hà diệp rửa sạch, thái nhỏ. Biển đậu, xích tiểu đậu và phụ trúc rửa sạch. Trần bì thái chỉ. Thịt vịt và thịt lợn chặt miếng. Tất cả cho vào nồi, chế đủ gia vị, đổ vừa nước rồi dùng lửa nhỏ hầm chừng 3 giờ là được, dùng làm canh ăn trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, giải thử, sinh tân chỉ khát, kiện tỳ dưỡng âm. 
Theo dược học cổ truyền, biển đậu tính bình, vị ngọt, có công năng kiện tỳ ích khí, tiêu thử lợi thấp; xích tiểu đậu tính bình, vị ngọt chua, có công năng kiện tỳ chỉ tả, lợi thuỷ tiêu thũng, thanh thử giải độc. Hai loại đậu này thường được trọng dụng trong mùa hạ, đặc biệt khi tiết trời nóng bức nhưng ẩm ướt (nhiều thấp nhiệt), dùng rất tốt cho những người bị viêm dạ dày ruột cấp tính, tiêu hoá kém, hay bị đau nặng đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, phiền khát, chán ăn... 
Thịt vịt tính mát, vị ngọt, có công dụng bổ hư, dưỡng vị, lợi thuỷ, thường được dùng cho những người có nội nhiệt nội hoả (tích nhiệt bên trong), họng khô miệng khát, ăn kém... Phụ trúc tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ ích vị, dưỡng huyết lợi thủy. Tất cả phối hợp với nhau tạo nên công năng thanh nhiệt giải thử và bổ dưỡng của món canh, dùng rất tốt cho cả người lớn và trẻ em.

Lá sen tốt cho người bệnh gan

(Kiến Thức) - Theo y học cổ truyền, người bị bệnh gan, mỡ máu cao uống nước sắc lá sen rất tốt. 

 
Chị Nguyễn Thị Duyên (Phú Xuyên, Hà Nội) thắc mắc: Chị bị gan nhiễm mỡ, có người mách uống nước sắc lá sen sẽ lui bệnh. Chị không biết điều này có đúng không?

Uống nước lá sen chữa gan nhiễm mỡ

(Kiến Thức) - Nếu uống nước lá sen nên kết hợp với các vị sơn tra, dĩ nhân sống và trần bì sẽ có tác dụng kiện tỳ, tan ứ, hạ mỡ trong máu, kiện tỳ lợi thấp, uống lâu dài sẽ nhẹ người bổ khí...

Hỏi: Tôi bị gan nhiễm mỡ. Có người khuyên uống nước lá sen rất tốt. Có đúng vậy không? - Nguyễn Hữu Lục (Bắc Giang).
 

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.