Chàng trai 20 tuổi nhiều lần ngất xỉu, nguyên nhân do 7 yếu tố này

Quá chủ quan nghĩ mình còn trẻ nên còn khỏe, không ít người có thói quen ăn uống không lành mạnh, từ đó dẫn tới việc hình thành sỏi thận.

Trang QQ đưa tin, Tiểu Thạch (20 tuổi) vào một ngày khi đang nghỉ trưa, anh đột nhiên tỉnh dậy vì đau bụng. Anh nghĩ rằng bụng mình có vấn đề nên đã vào nhà vệ sinh và ngồi xổm một lúc, việc đại tiện diễn ra khó khăn, vùng thắt lưng lúc này có cảm giác như kim châm.

Sau khi từ nhà vệ sinh đi ra, Tiểu Thạch ngã quỵ trên mặt đất, cảm giác mình không còn chút sức lực nào. Anh cố gắng thay đổi một số tư thế, nghĩ rằng có thể sẽ giảm đau nhưng vô ích. Cơn đau kèm theo co giật, bụng quặn thắt kèm theo nôn mửa, lạnh buốt cả người khiến anh không còn chút sức sống nào.

Chang trai 20 tuoi nhieu lan ngat xiu, nguyen nhan do 7 yeu to nay

Ảnh minh họa

Lúc này, may mắn thay có một người tình cờ đi ngang qua, thấy Tiểu Thạch như vậy liền vội vã gọi xe cấp cứu. Khi đến bệnh viện, bác sĩ đề nghị siêu âm trước và phát hiện có một viên sỏi thận có đường kính 0,6 cm.

Tiểu Thạch chưa bao giờ nghĩ rằng mình khỏe mạnh như thế này, lại có lúc phải khóc lóc đau đớn chỉ vì một viên sỏi nhỏ chưa tới 1cm. Điều bất ngờ hơn là viên sỏi nhỏ này đã hành hạ anh nhiều lần sau đó.

Cũng như Tiểu Thạch, nhiều người trẻ cho rằng căn bệnh này còn xa vời với họ. Nhưng theo số liệu trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc sỏi thận tiếp tục gia tăng và tái phát cao.

Những nguyên nhân hình thành sỏi thận

1. Tiêu thụ nhiều axit oxalic

Axit oxalic là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành sỏi có chứa canxi. Khoảng 70% - 80% sỏi thận là sỏi canxi oxalat và 25% - 30% axit oxalic trong nước tiểu là sản phẩm chuyển hóa của vitamin C trong chế độ ăn uống.

Các loại rau có vị hơi se, đắng thường có hàm lượng axit oxalic tương đối cao, chẳng hạn như rau bina, rau dền, măng, măng tây... Vì vậy, trước khi xào nấu cần chần qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Cần lưu ý rằng, không cần phải lo lắng về việc thừa vitamin C trong chế độ ăn uống bình thường, điều cần tránh là bổ sung một lượng lớn vitamin C.

2. Uống ít nước

Nếu cơ thể bị thiếu nước, nước tiểu sẽ bị cô đặc và các chất hòa tan như canxi, oxalat, photphat…, có thể bị kết tủa, gây ra sỏi thận.

Vì vậy, việc tăng cường uống nhiều nước có lợi cho việc đi tiểu nhiều hơn. Do đó, thúc đẩy sự bài tiết của những viên sỏi nhỏ như cát mịn (dưới 1mm) và ngăn chúng hình thành những viên sỏi lớn trong thận hoặc niệu đạo.

Chang trai 20 tuoi nhieu lan ngat xiu, nguyen nhan do 7 yeu to nay-Hinh-2

Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến nghị rằng, người lớn khỏe mạnh nên uống 1500 đến 1700ml nước mỗi ngày.

Nếu bị sỏi thận nếu dưới 1cm, nên tăng cường uống nhiều nước để đào thải sỏi ra ngoài. Nếu sỏi lớn hơn 1cm, uống quá nhiều nước cũng có thể gây đau thận. Khuyến cáo dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nên bổ sung lượng nước uống hợp lý tùy theo tình trạng của từng người.

3. Không đủ canxi

Bởi vì sỏi oxalat canxi có chứa canxi, một số người cho rằng ăn thực phẩm giàu canxi có thể gây ra sỏi thận. Nhưng kết quả nghiên cứu hoàn toàn ngược lại, chế độ ăn giàu canxi có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận.

Nguyên nhân có thể là do đủ canxi trong ruột có thể kết hợp với axit oxalic trong thức ăn, làm giảm hấp thu axit oxalic, giảm canxi oxalat trong nước tiểu, do đó làm giảm tỷ lệ sỏi thận.

Thường xuyên ăn thực phẩm có hàm lượng canxi cao, chẳng hạn như sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác, đậu phụ, tôm cá và các sản phẩm thủy sản khác…

4. Thiếu kali và magiê

Cung cấp đầy đủ kali và magiê có thể ngăn cản sự bài tiết canxi qua nước tiểu, do đó làm giảm nguy cơ sỏi thận. Magiê còn có tác dụng cản trở sự kết hợp của axit oxalic và canxi, có thể ngăn cản sự hình thành sỏi.

Kali tồn tại trong hầu hết các loại thực phẩm tự nhiên, nhưng nguồn tốt nhất là rau, trái cây, khoai tây và đậu. Thực phẩm giàu magiê thường là rau lá xanh đậm, do phân tử diệp lục có chứa magiê.

Chang trai 20 tuoi nhieu lan ngat xiu, nguyen nhan do 7 yeu to nay-Hinh-3

5. Ăn mặn

Khi lượng natri nạp vào cơ thể quá nhiều, cơ thể sẽ làm việc liên tục để đào thải natri ra ngoài, nhưng đồng thời sẽ làm tăng việc đào thải canxi qua đường tiểu, từ đó làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều natri cũng có thể làm giảm tốc độ hấp thu canxi của thận.

Hạn chế lượng muối ăn vào không quá 5 gam mỗi ngày để ngăn ngừa sỏi thận. Ăn nhạt có thể khiến nhiều người cảm thấy khó ăn, nhưng có thể thêm các loại gia vị có tính chua để bớt muối lại.

Nếu bạn dùng xì dầu, dầu hào, bột ngọt và các gia vị có chứa natri khác, hãy nhớ cho ít hoặc không muối. Ăn ít thực phẩm có hàm lượng natri cao, chẳng hạn như dưa chua, thịt xông khói, giăm bông…

6. Dư thừa đường

Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận có liên quan mật thiết đến việc tiêu thụ đường. Đường tinh luyện có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi do tăng bài tiết canxi, axit oxalic và axit uric trong nước tiểu.

Ngoài việc ăn ít đồ ngọt và đồ uống ngọt, cố gắng không cho đường khi nấu ăn ở nhà. Đồ uống như đồ uống có ga, cà phê, trà đậm cũng nên hạn chế.

7. Ăn quá nhiều protein

Quá nhiều thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, hải sản sẽ làm tăng hàm lượng canxi, axit uric và axit oxalic trong nước tiểu, do đó làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Càng ăn nhiều thức ăn giàu protein thì đường kính sỏi càng lớn và số lượng càng nhiều.

Ngoài ra, hải sản chứa nhiều axit photphoric, cholesterol, purin, quá trình chuyển hóa cuối cùng của purin sẽ tạo ra axit uric. Ăn hải sản quá nhiều trong thời gian dài có thể gây tăng đào thải axit uric đáng kể, dễ hình thành sỏi photphat, sỏi axit uric, sỏi canxi oxalat.

Một lượng protein vừa phải sẽ không gây ra sỏi thận, cũng không có nghĩa là bạn hoàn toàn không được ăn hải sản. Hải sản vẫn là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nên ăn 40 - 75 gam cá, tôm, thịt gia súc, gia cầm và 40 - 50 gam trứng mỗi ngày.

10 thói quen "ăn vào máu" hủy hoại sức khỏe, rước bệnh vào người

Những thói quen tưởng chừng vô hại lại ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sức khỏe, nhưng dù biết hại vẫn ít người bỏ được.

1. Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước: Theo Tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng Hoa Kỳ, khi xả nước sẽ khiến những vi khuẩn siêu nhỏ cùng phân, nước tiểu bay lẫn vào không khí. Nếu bạn không đóng nắp bồn cầu, vi khuẩn có thể làm nhiễm bẩn tay, bề mặt phòng tắm và thậm chí các vật như bàn chải đánh răng.

Những thói quen tưởng chừng rất vệ sinh nhưng lại âm thầm gây hại

Những thói quen dưới đây được chúng ta thường xuyên thực hiện vì nghĩ rằng chúng vô hại, nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe

Rửa tay bằng nước nóng

Chúng ta thường nghĩ rằng rửa tay bằng nước nóng sẽ giúp diệt vi khuẩn sạch sẽ hơn. Nhưng thực tế theo một số nghiên cứu, việc tăng nhiệt độ của nước không ảnh hưởng đến quá trình diệt trừ vi khuẩn như ta nhầm tưởng. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng thời gian chúng ta rửa tay mới là yếu tố quyết định việc loại bỏ vi khuẩn có hiệu quả hay không. Thời gian lý tưởng để loại bỏ vi khuẩn triệt để là từ 25-30 giây.

Bên cạnh đó, thói quen rửa tay quá thường xuyên bằng nước nóng có thể gây kích ứng, ngứa rát da và tăng nguy cơ viêm da.

Sử dụng máy sấy tay

Máy sấy khô là một thiết bị khá phổ biến ở những nơi công cộng. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng vệ sinh vì không ai đụng tay vào.

Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai
 
Thực chất, theo đường khí thổi ra từ máy có rất nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và thậm chí là phổi. Cách tốt hơn để làm khô tay nơi công cộng là sử dụng khăn giấy.
Ngâm bát đũa trong bồn rửa
Việc ngâm bát đũa bẩn trong bồn rửa tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Những vi khuẩn này bám lại bồn rửa, nơi bạn thường vệ sinh rau củ, thịt, cá… Bạn nên thường xuyên rửa bồn không chỉ sau khi rửa bát mà còn sau khi vệ sinh các loại thực phẩm tươi sống.
Tái sử dụng những túi đựng đồ ăn
Bạn có lẽ sẽ thắc mắc vì sao thói quen này lại không an toàn. Đồ ăn, nhất là đồ ăn sống, mua từ chợ có thể chứa vi khuẩn trước khi được rửa sạch. Đó là lý do bạn không nên dùng lại những túi ni lông đựng thức ăn trước chế biến vì vẫn còn vi khuẩn bám lại trong túi.
Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai-Hinh-2
 

Thái thịt và rau chung một chiếc thớt

Hành động này tạo điều kiện cho sự nhiễm khuẩn chéo giữa 2 loại thực phẩm. Nước từ rau và thịt rỉ ra ngấm vào thớt tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Vì vậy, rau củ và thịt cá cần được chế biến trên những chiếc thớt khác nhau.

Uống cà phê từ máy pha chế nơi công sở

Phần chứa nước bên trong máy có thể chứa nhiều vi khuẩn, không chỉ là miệng vòi. Hãy nhắc người phụ trách vệ sinh chiếc máy này trong công ty nên vệ sinh bằng giấm ăn. Nếu không, thường xuyên rửa kĩ với nước hoặc xà phòng để tránh vi khuẩn tích tụ lâu này và sinh trưởng.

Trữ quần áo mùa đông trong túi giặt là một thời gian dài

Khi trời vừa hết lạnh, ta thường có xu hướng cất quần áo mùa đông vào túi giặt là để chờ mang đi giặt qua một thời gian dài. Điều mà chúng ta không để ý là những quần áo này từng tiếp xúc với mũi và miệng của chúng ta trong mùa đông. Nên dự trữ và mang đi giặt sau mỗi 2 tuần để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi.

Rã đông ở nhiệt độ phòng

Để thịt cá đông lạnh trong bếp chờ tan đá là một thói quen thường thấy ở hầu hết các nơi. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị sản phẩm, đồng thời vi khuẩn có cơ hội phát triển. Chúng ta được khuyến khích đặt những thức ăn từ ngăn đá xuống ngăn mát có nhiệt độ thấp hơn để chờ đông, tuy tốn nhiều thời gian nhưng vệ sinh hơn cách thông thường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.