Những thói quen tưởng chừng rất vệ sinh nhưng lại âm thầm gây hại

Những thói quen dưới đây được chúng ta thường xuyên thực hiện vì nghĩ rằng chúng vô hại, nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe

Những thói quen tưởng chừng rất vệ sinh nhưng lại âm thầm gây hại

Rửa tay bằng nước nóng

Chúng ta thường nghĩ rằng rửa tay bằng nước nóng sẽ giúp diệt vi khuẩn sạch sẽ hơn. Nhưng thực tế theo một số nghiên cứu, việc tăng nhiệt độ của nước không ảnh hưởng đến quá trình diệt trừ vi khuẩn như ta nhầm tưởng. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng thời gian chúng ta rửa tay mới là yếu tố quyết định việc loại bỏ vi khuẩn có hiệu quả hay không. Thời gian lý tưởng để loại bỏ vi khuẩn triệt để là từ 25-30 giây.

Bên cạnh đó, thói quen rửa tay quá thường xuyên bằng nước nóng có thể gây kích ứng, ngứa rát da và tăng nguy cơ viêm da.

Sử dụng máy sấy tay

Máy sấy khô là một thiết bị khá phổ biến ở những nơi công cộng. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng vệ sinh vì không ai đụng tay vào.

Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai
 
Thực chất, theo đường khí thổi ra từ máy có rất nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và thậm chí là phổi. Cách tốt hơn để làm khô tay nơi công cộng là sử dụng khăn giấy.
Ngâm bát đũa trong bồn rửa
Việc ngâm bát đũa bẩn trong bồn rửa tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Những vi khuẩn này bám lại bồn rửa, nơi bạn thường vệ sinh rau củ, thịt, cá… Bạn nên thường xuyên rửa bồn không chỉ sau khi rửa bát mà còn sau khi vệ sinh các loại thực phẩm tươi sống.
Tái sử dụng những túi đựng đồ ăn
Bạn có lẽ sẽ thắc mắc vì sao thói quen này lại không an toàn. Đồ ăn, nhất là đồ ăn sống, mua từ chợ có thể chứa vi khuẩn trước khi được rửa sạch. Đó là lý do bạn không nên dùng lại những túi ni lông đựng thức ăn trước chế biến vì vẫn còn vi khuẩn bám lại trong túi.
Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai-Hinh-2
 

Thái thịt và rau chung một chiếc thớt

Hành động này tạo điều kiện cho sự nhiễm khuẩn chéo giữa 2 loại thực phẩm. Nước từ rau và thịt rỉ ra ngấm vào thớt tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Vì vậy, rau củ và thịt cá cần được chế biến trên những chiếc thớt khác nhau.

Uống cà phê từ máy pha chế nơi công sở

Phần chứa nước bên trong máy có thể chứa nhiều vi khuẩn, không chỉ là miệng vòi. Hãy nhắc người phụ trách vệ sinh chiếc máy này trong công ty nên vệ sinh bằng giấm ăn. Nếu không, thường xuyên rửa kĩ với nước hoặc xà phòng để tránh vi khuẩn tích tụ lâu này và sinh trưởng.

Trữ quần áo mùa đông trong túi giặt là một thời gian dài

Khi trời vừa hết lạnh, ta thường có xu hướng cất quần áo mùa đông vào túi giặt là để chờ mang đi giặt qua một thời gian dài. Điều mà chúng ta không để ý là những quần áo này từng tiếp xúc với mũi và miệng của chúng ta trong mùa đông. Nên dự trữ và mang đi giặt sau mỗi 2 tuần để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi.

Rã đông ở nhiệt độ phòng

Để thịt cá đông lạnh trong bếp chờ tan đá là một thói quen thường thấy ở hầu hết các nơi. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị sản phẩm, đồng thời vi khuẩn có cơ hội phát triển. Chúng ta được khuyến khích đặt những thức ăn từ ngăn đá xuống ngăn mát có nhiệt độ thấp hơn để chờ đông, tuy tốn nhiều thời gian nhưng vệ sinh hơn cách thông thường.

Đi tất khi ngủ vào mùa Đông gây hàng loạt tác hại đáng sợ ít ai ngờ

Mùa Đông nhiều người hay bị lạnh chân nên thường có thói quen đi tất khi ngủ. Dù có thể giữ ấm nhưng nếu ngày nào cũng đi vậy sẽ có tác hại khôn lường.

Đi tất khi ngủ vào mùa Đông gây hàng loạt tác hại đáng sợ ít ai ngờ
Theo The Health Site, những thay đổi vào mùa Đông tác động đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, con người dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, ho, dị ứng, sốt... Thay vì cố gắng thích nghi, chúng ta lại có xu hướng trở nên lười biếng, thu mình để chống chọi với cái giá lạnh của mùa Đông. Điều này vô tình đã dẫn đến một số thói quen sai lầm gây hại sức khỏe đó là việc đi tất khi ngủ.

Tuyệt chiêu tránh đau đầu sau giấc ngủ trưa

(Kiến Thức) - Giấc ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe, giúp bạn bớt mệt mỏi, tăng trí nhớ và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, một số người lại bị đau đầu dữ dội sau giấc ngủ ngắn. Có một số cách giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Tuyệt chiêu tránh đau đầu sau giấc ngủ trưa
Tuyet chieu tranh dau dau sau giac ngu trua

Giấc ngủ trưa lý tưởng từ 10 đến 20 phút giúp bạn tái tạo năng lượng và tăng sự tỉnh táo.

Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?

Chảy nước dãi là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nhưng nếu thường xuyên chảy nước dãi khi ngủ thì nó có thể là bệnh lý, cần được điều trị sớm.

Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?
Nguyên nhân chảy nước dãi  khi ngủ có thể là do nhiễm trùng trong miệng, bị đột quỵ, đa xơ cứng hoặc liệt não. Các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là các xoang bị tắc. Bạn có thể sẽ chảy nước dãi nhiều hơn nếu bạn thường bị cảm lạnh, nhiễm trùng, viêm xoang hoặc bị tắc và nghẹt mũi. Mũi bị tắc khiến bạn phải thở từ miệng, dẫn đến chảy nước dãi khi đang ngủ. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-2
Vị trí ngủ: Vị trí bạn ngủ có thể dẫn đến chảy nước dãi vì nó có thể dẫn đến sự tích tụ nước bọt trong miệng và rò rỉ ra khỏi miệng bạn. Vị trí ngủ nghiêng hai bên hoặc ngủ sấp có thể là nguyên nhân chảy nước dãi khi ngủ.
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-3
Tác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc chống loạn thần như clozapine có thể dẫn đến chảy nước dãi, ngay cả các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer và các thuốc kháng sinh khác nhau cũng có thể có tác dụng phụ này. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-4
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một tình trạng trong đó các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản của bạn; điều này dẫn đến tổn thương lớp thực quản. Bạn cảm thấy như một khối u trong cổ họng, nó thậm chí gây khó khăn trong việc nuốt và dẫn đến chảy nước dãi. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-5
Chứng ngưng thở lúc ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, cơ thể của bạn có xu hướng ngừng thở vào ban đêm. Tình trạng này tạo ra một lượng nước bọt dư thừa và dẫn đến chảy nước dãi.  
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-6
Rối loạn nuốt: Chảy nước dãi có thể là một triệu chứng chỉ của các rối loạn nuốt. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc nuốt nước bọt khi mắc các bệnh như Parkinson, bệnh đa xơ cứng và nhiều loại ung thư khác nhau. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-7
Các biện pháp khắc phục tại nhà: Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể bạn khỏi những nhiễm trùng khác nhau, nhưng khi nước bọt bắt đầu tích tụ trong miệng và chảy ra trong khi bạn ngủ, nó có thể gây khó chịu và thậm chí chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một số biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến mà mọi người lựa chọn là uống nhiều nước hơn và cắn một quả chanh, làm như vậy sẽ khiến cho nước bọt ít hơn và làm giảm nguy cơ chảy nước dãi. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-8
 Ngủ đúng cách: Nằm ngửa khi ngủ sẽ giúp giải quyết vấn đề chảy nước dãi. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nằm ngửa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-9
Cảm lạnh, viêm xoang và mũi bị tắc gây khó thở. Dùng thuốc cần thiết để loại bỏ những vấn đề này sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ chảy nước dãi vì bạn sẽ không phải thở ra từ miệng nữa.  
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-10
Tiêm botox: Một số người chọn tiêm botox để loại bỏ chảy nước dãi. Botox được tiêm vào tuyến nước bọt bằng cách gây mê toàn thân. Một mũi tiêm botox có tác dụng trong khoảng 6 tháng và người ta có thể làm lại nó. Ngoài ra, phẫu thuật có thể được khuyến cáo trong những trường hợp chảy nước dãi nghiêm trọng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.