Cái tên gây tranh cãi của kính viễn vọng 10 tỷ USD

Nhiều nhà khoa học cho rằng cái tên James Webb gợi nhắc đến một thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Mỹ, và chỉ sử dụng tên viết tắt của kính viễn vọng.

Cai ten gay tranh cai cua kinh vien vong 10 ty USD

Gương chính của kính viễn vọng không gian James Webb, với khả năng theo dõi ánh sáng đỏ từ những thiên hà xa xôi nhất. Ảnh: NASA.

Kính viễn vọng không gian James Webb, hay JWST, được đặt theo tên James Webb, người đứng đầu Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trong thời kỳ cơ quan này phát triển Chương trình Apollo đã đưa con người lên Mặt Trăng. Trong những năm 1950 và 1960, Webb cũng từng giữ nhiều vị trí cao trong chính phủ Mỹ ở các lĩnh vực ngoại giao và an ninh nội địa.

Đây cũng là khoảng thời gian chính phủ Mỹ có các chính sách truy tìm và bài trừ người đồng tính khỏi các cơ quan nhà nước, còn được gọi là chính sách “lavender scare” của những năm 1950.

Lịch sử bài trừ người đồng tính

Khi bắt đầu lãnh đạo NASA vào năm 1961, Webb chịu trách nhiệm một phần trong việc thực hiện chính sách bài trừ người đồng tính, theo bài viết của một nhóm các nhà thiên văn học đăng trên Scientific American. Webb đã biết về chủ trương này từ những năm 1950, và việc bài trừ người đồng tính khỏi chính quyền được thực thi bởi những người làm việc dưới quyền ông.

Nhiều nhà khoa học khác cũng lên tiếng phản đối việc ghi danh Webb cho kính thiên văn, cho rằng cách đặt tên này làm gợi nhớ đến một thời kỳ đen tối và đáng ghét trong lịch sử Mỹ, và kêu gọi NASA đổi tên.

“Thật là đạo đức giả khi NASA khăng khăng ghi công Webb cho những tiến bộ trong thời kỳ ông ta lãnh đạo, nhưng lại không 'ghi tội' Webb cho những vấn đề trong thời kỳ đó”, nhóm các nhà thiên văn học Chanda Prescod-Weinstein, Sarah Tuttle, Lucianne Walkowicz và Brian Nord cho biết. 4 nhà thiên văn học này đã khởi xướng một kiến nghị yêu cầu NASA đổi tên JWST.

Cai ten gay tranh cai cua kinh vien vong 10 ty USD-Hinh-2

JWST có thể chụp được các thiên hà xa nhất từng biết, trong ảnh là GLASS-z10 và GLASS-z12, tuy nhiên các nhà khoa học bất bình vì công cụ quan trọng này mang tên James Webb. Ảnh: NASA.

Tuy nhiên kiến nghị đổi tên kính viễn vọng 10 tỷ USD đến nay đã bị NASA từ chối 2 lần. Cơ quan này cho biết các cuộc điều tra nội bộ không tìm thấy bằng chứng rằng Webb trực tiếp liên quan đến các chính sách bài trừ người đồng tính. Quyết định này của NASA tiếp tục gây bức xúc trong giới thiên văn học.

“Bỏ qua” tên James Webb

“Tôi không cần phải xem bằng chứng cho thấy Webb đã đích thân giám sát việc sa thải những người LGBTQ+ để biết rằng cái tên này không đại diện cho tương lai của nghiên cứu thiên văn”, Rolf Danner, một trong những người đứng đầu Ủy ban Các nhóm thiểu số về tính dục và giới tính, thuộc Hiệp hội Thiên văn Mỹ, cho biết.

“Cá nhân tôi thất vọng vì NASA sẽ không đổi tên JWST", McKinley Brumback, một thành viên khác trong Ủy ban này, nói.

Bất chấp quyết định của NASA, nhiều cộng đồng thiên văn học đang đưa ra các biện pháp xóa tên "thủ công" nhằm bỏ qua cái tên James Webb. Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia ở London đã áp dụng chính sách chỉ sử dụng tên viết tắt JWST trong các ấn phẩm của mình, thay vì tên đầy đủ của kính thiên văn.

Hiệp hội Thiên văn học Mỹ thì ra thông báo rằng các nhà thiên văn học được viết tắt là JWST ngay từ lần đầu tiên nhắc đến trong bài viết. Thông thường, Hiệp hội này yêu cầu viết đầy đủ tên riêng ít nhất một lần trước khi viết tắt.

Cuộc tranh cãi này sẽ khiến NASA phải cân nhắc cẩn thận hơn việc đặt tên cho các thiết bị trong tương lai, theo Nature. Quyết định đặt tên JWST do Sean O’Keefe, một Cựu giám đốc NASA, đơn phương đưa ra mà không tham khảo ý kiến cộng đồng.

NASA cho biết trong tương lai sẽ triệu tập một ủy ban để tiến hành “xem xét lịch sử và pháp lý kỹ lưỡng” trước khi chọn tên cho các thiết bị và chương trình không gian.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

 

Bức ảnh mới nhất chụp từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Không chỉ phân tích các thiên hà xa xôi, kính viễn vọng James Webb còn có thể quan sát những hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, nằm rất gần Trái Đất.

Sau loạt ảnh màu chất lượng cao về vũ trụ xa xôi, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiếp tục chia sẻ một số hình ảnh Mộc tinh chụp bởi James Webb. Theo Space, loạt ảnh mới cho thấy khả năng nghiên cứu các hành tinh gần Trái Đất của kính viễn vọng trị giá 10 tỷ USD.

Đăng ảnh “một hành tinh” nhưng thực ra là miếng xúc xích, nhà nghiên cứu bị chỉ trích

Một nhà vật lý người Pháp đã đăng bức ảnh “một hành tinh”, viết là ảnh do kính viễn vọng của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) chụp được. Nhưng sự thật đúng là ngỡ ngàng...

Người ta hay nói ảnh mà mọi người đăng trên mạng xã hội thường rất “ảo”, đã được chỉnh sửa rồi. Nhưng không ngờ ảnh “một hành tinh”, do một nhà vật lý có uy tín đăng, lại cũng là “ảo” nốt.

Ông Etienne Klein, giám đốc nghiên cứu ở Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp, mới đây đã đăng một bức ảnh lên Twitter và nói đó là hình ảnh mới nhất của một ngôi sao. Ông viết: “Ảnh Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất, cách chúng ta có 4,2 năm ánh sáng. Ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng James Webb (kính viễn vọng cực kỳ hiện đại của NASA). Hãy xem các chi tiết kìa… Cả một thế giới mới được hé lộ qua từng ngày”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.