Cách chọn măng khô an toàn, không sấy lưu huỳnh

Muốn mua được măng truyền thống không chứa lưu huỳnh hoặc chất bảo quản độc hại nên chọn theo cách dưới đây.

Măng lưu huỳnh gây nhiễm độc máu, suy thận
Bà Nguyễn Thị Thúy, chuyên bán buôn đồ khô tại chợ Hà Đông cho biết, trước các thông tin về việc măng khô bị nhiễm lưu huỳnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe nên nhiều người không dám mua măng ăn.
Thực tế kết quả giám sát an toàn thực phẩm cho thấy, đối với sản phẩm măng khô, măng tươi trên phạm vi cả nước đã phát hiện nhiều mẫu măng khô có tồn dư hóa chất lưu huỳnh và sulfite có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo TS.BS Cao Văn Trung, Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm cho biết, lưu huỳnh (người dân thường gọi là diêm sinh) thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn đánh lừa người tiêu dùng.
Tại Việt Nam lưu huỳnh được xác định là hóa chất độc hại không được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên theo khuyến cáo của WHO là hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm.
Cach chon mang kho an toan, khong say luu huynh
Nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh có nồng độ cao, lâu dài mà không biết sẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Nếu cấp tính, thì có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực... hoặc lưu huỳnh số lượng lớn, sử dụng ở nồng độ cao nó sẽ phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axit Sunfurơ có thể gây tổn thương cho phổi, mắt thậm chí còn gây nhiễm độc máu, suy thận…
Cách chọn măng an toàn
Theo TS.BS Trung, nguyên liệu măng truyền thống Việt Nam thường là măng nứa, tre, vầu được khai thác hầu hết từ các tỉnh miền núi, trung du chủ yếu được khai thác quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 7,8,9 trong năm do người dân vào rừng khai thác măng sau đó để tươi, luộc lên (măng chua) hoặc phơi khô lên để bán cho các chủ thu mua tùy theo mục đích sử dụng mà người ta có thể bảo quản bằng cách (ngâm nước), phơi khô hoặc sấy (măng sợi, măng khô) để bán cho người sử dụng.
Muốn mua được măng truyền thống không chứa lưu huỳnh hoặc chất bảo quản độc hại nên chọn: - Măng có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được.
- Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.
- Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi có nhãn mác, có địa chỉ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không nên mua măng có màu sắc khác thường.
- Hạn chế mua măng chua trái mùa thu hoạch thông thường.
Măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng của măngngâm lưu huỳnh khi ngửi sẽ có mùi SO2 rất đặc trưng.SO2 (mùi diêm sinh). Măng ngâm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc.
Bà Nguyễn Thị Thúy khuyên, măng mộc ngon là những miếng non, phơi được nắng có màu vàng, nâu nhạt, không chứa chất lưu huỳnh, chất bảo quản. Măng có màu vàng nhạt, không nên phấn, thơm mùi măng, không có độ bóng, búp to, khoảng cách giữa các đốt ngắn, bẹ mỏng, cầm thấy mềm tay là măng tốt.
Măng lưỡi lợn ngon là miếng măng mịn, không bị xơ. Màu vàng tối là chất lượng bình thường. Màu nâu sẫm là chất lượng kém.
Tốt nhất nên chọn những miếng măng có độ dài khoảng 33 cm, đường vân nhỏ, cùi ngắn dày là loại tốt; dài hơn 33 cm, đốt thưa, sợi thô là măng già. Hàm lượng nước dưới 14% vừa bẻ vừa gẫy, âm thanh giòn là loại tốt; bẻ không gẫy hoặc gẫy không có tiếng là măng có nhiều nước, ẩm ướt.
Để tránh trường hợp măng bị... rưới nước muối cho nặng cân, để ý khi xáo đống măng lên tay không bị rít.
Cách chế biến măng ngon
"Ngoài việc chọn măng, để có nồi măng ngon cũng phải biết cách ngâm và chế biến. Nhiều người mua được măng ngon nhưng không biết cách làm khiến nồi măng xơ, cứng hoặc có mùi vị không ngon.
Muốn măng giòn, không bị xơ cứng bên trong, đối với măng lưỡi lợn nên ngâm trước khi nấu một tuần. Cho măng vào ngâm nước (nước vo gạo càng tốt). Cứ thế mỗi ngày, sáng, chiều thay nước hai lần cho đến một tuần sau bắt đầu luộc.
Trước khi luộc, rửa từng miếng măng cho sạch sạch bụi, cát bám trong đó. Nồi măng vừa sôi, bắc xuống, chắt nước, đổ nước khác vào luộc khoảng ba bốn lần đến khi nào nước măng thật trong mới trút ra rổ để nguội. Ráo nước rồi mới tược hay thái măng. Luộc tráng lại lần nữa rồi đem xào nấu, măng sẽ rất mềm và ngon khi chế biến", bà Nguyễn Thị Thúy chỉ cách.

Chế biến măng khô đúng cách, an toàn không lo hóa chất

(Kiến Thức) - Măng khô là món ăn truyền thống thường có trong Tết cổ truyền Việt. Nhưng nếu ăn phải măng khô nhiễm hóa chất và chế biến không đúng cách thì sẽ để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe.

Việc lựa chọn măng khô và chế biến măng khô đúng cách sẽ giúp cho món ăn của gia đình bạn thêm ngon và an toàn, nhất là khi dịp Tết nguyên đán đang tới gần.
Cách chọn măng khô

Cách nào để nhận biết măng khô ngon, không hóa chất cho bữa cơm ngày Tết?

Bát canh măng là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Nhưng một số cơ sở sản xuất đã dùng lưu huỳnh để sấy măng có màu vàng đẹp, chống mốc cho sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Măng là món ăn thường được kết hợp với các món ăn khác trong ngày tết như miến gà măng khô, thịt xào măng, canh xương nấu với măng khô… Tuy nhiên thị trường tết luôn bị lẫn lộn bởi thực phẩm thật - giả, an toàn và kém an toàn.

Mẹo chọn măng khô để món canh ngày Tết không biến thành “thuốc độc”

Bạn phải nhớ kỹ khi chọn mua măng khô, bởi nếu mua phải măng tẩm hóa chất sẽ làm tổn thương lục phủ ngũ tạng, cực hại cơ thể.

Meo chon mang kho de mon canh ngay Tet khong bien thanh “thuoc doc”
 Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu được bát canh măng khô. Tuy nhiên, măng khô là thực phẩm dễ bị tiểu thương ngâm tẩm thuốc, ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vậy làm sao để chọn măng khô ngon? (Ảnh minh họa)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.