Cách nào để nhận biết măng khô ngon, không hóa chất cho bữa cơm ngày Tết?

Bát canh măng là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Nhưng một số cơ sở sản xuất đã dùng lưu huỳnh để sấy măng có màu vàng đẹp, chống mốc cho sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Cách nào để nhận biết măng khô ngon, không hóa chất cho bữa cơm ngày Tết?
Măng là món ăn thường được kết hợp với các món ăn khác trong ngày tết như miến gà măng khô, thịt xào măng, canh xương nấu với măng khô… Tuy nhiên thị trường tết luôn bị lẫn lộn bởi thực phẩm thật - giả, an toàn và kém an toàn.
Cach nao de nhan biet mang kho ngon, khong hoa chat cho bua com ngay Tet?
 Nhận biết măng khô không hóa chất
Một số cơ sở sản xuất, vì lợi nhuận đã sử dụng hóa chất như lưu huỳnh (hay còn gọi là diêm sinh) để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn. Theo khuyến cáo mà WHO đưa ra tỉ lệ lưu huỳnh không được vượt quá 20 miligam/1 kg sản phẩm. Nếu nngười tiêu dùng sử dụng phải măng khô có chứa lưu huỳnh ở nồng độ cao, về lâu dài có thể bị tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch nói chung.
Ngoài ra, chúng có thể làm suy giảm thị lực, gây tổn thương mắt, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết và ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Bạn cũng có nguy cơ bị tổn thương phổi, mắt, thậm chí gây nhiễm độc máu, suy thận…
Nhận biết măng khô sấy lưu huỳnh
Nhằm hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm ngày tết, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo về lựa chọn, sử dụng măng sao cho đảm bảo an toàn.
Măng khô sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét, không có mùi thơm tự nhiên của măng tre. Đặc trưng của măng ngâm lưu huỳnh khi ngửi sẽ có mùi SO2 rất đặc trưng. Bên cạnh đó măng khô chứa lưu huỳnh có hàm lượng cao, thường có màu sắc tươi sáng, bắt mắt hoặc màu lạ do không sấy đúng kỹ thuật. Măng ngâm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc.
Cách nhận biết măng khô an toàn
Măng khô ngon là măng có màu vàng nhạt, xuất hiện màu hổ phách và có độ bóng. Măng còn lưu giữ mùi hương đặc trưng, bề thịt rộng dày, sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được.
Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Chọn măng khô ngon nên chọn nhiều phần ngọn vì khi nấu sẽ mềm và ngon hơn phần gốc.
Măng tẩm ướp lưu huỳnh có màu sắc quá bóng loáng hoặc quá xỉ màu, có mùi lạ (mùi hắc). Tránh mua măng xuất hiện các vết lốm đốm do mốc, măng cầm có cảm giác mềm hoặc bẻ gãy được.
Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi nilon có nhãn mác, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Khi mua cần chú ý xem sản phẩm đó có nhãn mác, thời hạn sử dụng rõ ràng hay không hoặc mua tại các cửa hàng quen, uy tín để tránh mua phải sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Mẹo tuyệt vời loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô

Hiện nay, măng được phơi khô tự nhiên rất hiếm, người ta thường sấy bằng lưu huỳnh, vậy làm thế nào để nhận biết và loại bỏ chất lưu huỳnh này?

Mẹo tuyệt vời loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô
Video: Mẹo loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô:

Top thực phẩm Tết “ngậm” hóa chất tuyệt đối chớ đụng đũa

(Kiến Thức) - Giò, chả, giò, măng, hạt dẻ cười… đều là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, đó cũng chính là một số thực phẩm Tết ngậm hóa chất gây hại cho sức khỏe nếu người tiêu dùng không chọn cẩn thận.

Top thực phẩm Tết “ngậm” hóa chất tuyệt đối chớ đụng đũa
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua

Trong mâm cơm của mỗi gia đình dịp lễ tết không thể thiếu các món giò chả. Tuy nhiên, món ăn được nhiều người yêu thích này lại là thực phẩm Tết ngậm hóa chất gây hại cho sức khỏe nếu người tiêu dùng không chọn cẩn thận. Ảnh: Youtube.

Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-2
Nếu không lựa chọn giò, chả cẩn thận, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc hàn the. Đây là hóa chất thường được cho vào giò, chả mục đích tạo độ giòn, dai. Hàn the khi xâm nhập vào cơ thể với liều lượng cao sẽ gây ngộ độc cấp. Còn với liều lượng nhỏ, chúng sẽ tích tụ và gây ngộ độc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể. Ảnh: SucKhoeDoiSong.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-3
Hạt dẻ cười hay còn được gọi là “quả hồ trăn”, đây là món ăn vặt đắt khách dịp Tết bởi mùi vị thơm ngon. Tuy nhiên, do thị hiếu người dùng thích chọn sản phẩm bắt mắt nên nhà sản xuất sử dụng chất tẩy trắng clorin cực độc. Trong quá trình tẩy trắng, clorin dễ theo kẽ hạt thấm vào nhân. Ăn thường xuyên, dư lượng ngày càng nhiều, nếu gan không lọc được thì ung thư gan là điều không tránh khỏi. Ảnh: Internet.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-4
Màu hạt dẻ càng trắng hoá chất tác động vào đó càng nhiều, hạt hơi vàng ngà thì hoá chất ít, an toàn hơn. Người tiêu dùng cần xem xét nguồn gốc, thành phần, hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Ảnh: Internet.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-5
Măng khô là món ăn hầu như có mặt trong mỗi mâm cỗ của nhiều gia đình trong dịp Tết. Tuy nhiên, trong măng khô chứa thành phần lưu huỳnh - thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-6
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Bởi vì, hàm lượng chất lưu huỳnh nếu vào cơ thể ở mức quá nồng độ cao, về lâu dài có thể gây tổn thương về thần kinh, tuần hoàn, ảnh hưởng tim mạch, thị lực, khả năng miễn dịch, sinh sản, não bộ, nội tiết và nhiều chức năng khác.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-7
Theo một số chuyên gia, măng khô không tẩm hóa chất có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-8
Miến khô cũng là loại thực phẩm ngày tết có thể chứa nhiều hóa chất gây nguy hại đến sức khỏe nhưng lại được sử dụng nhiều nhất. Miến khô có phẩm màu làm tổn thương gan, thận, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-9
Hầu hết trên thị trường, bột sắt để “nhuộm” miến có độ tinh khiết rất thấp, chứa nhiều kim loại độc như: chì, thủy ngân và những tạp chất độc hại khác. Những loại chất này khi vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng như làm tổn thương gan, thận, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-10
Bóng bì cũng là một trong những thực phẩm được dùng trong ngày Tết của người Việt. Thông thường, bì lợn sống được lọc sạch mỡ, luộc chín tới rồi cạo rửa, sau đó phơi nắng cho khô cứng. Cuối cùng, bì lợn được đưa vào lò nướng nhiệt độ cao để nổ thành bóng.
Top thuc pham Tet “ngam” hoa chat tuyet doi cho dung dua-Hinh-11
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Hoài Thu, BV Thanh Nhàn, thường xuyên ăn bóng bì lợn được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Chế biến măng khô đúng cách, an toàn không lo hóa chất

(Kiến Thức) - Măng khô là món ăn truyền thống thường có trong Tết cổ truyền Việt. Nhưng nếu ăn phải măng khô nhiễm hóa chất và chế biến không đúng cách thì sẽ để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe.

Chế biến măng khô đúng cách, an toàn không lo hóa chất
Việc lựa chọn măng khô và chế biến măng khô đúng cách sẽ giúp cho món ăn của gia đình bạn thêm ngon và an toàn, nhất là khi dịp Tết nguyên đán đang tới gần.
Cách chọn măng khô

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.