Bệnh nhân 1040 ở Đà Nẵng tử vong, cách ly 70 người liên quan đến đám tang

Tối 29/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng đã thông tin về trường hợp bệnh nhân 1040 tử vong.

Theo đó, ngày 23/7 đến 13/8, bệnh nhân T.P.H. được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng và có tiền sử hội chứng Guillain barre, đái đường type 2, suy kiệt, yếu tứ chi, phụ thuộc máy thở.

Trưa 13/8, ông H. được chuyển viện sang điều trị tại Bệnh viện 199 (Bộ Công an) và ở khoa Hồi sức cấp cứu cùng phòng với 2 bệnh nhân H.T.D. (tổ 30, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu ) và L.T.T. (tổ 17, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn).

Benh nhan 1040 o Da Nang tu vong, cach ly 70 nguoi lien quan den dam tang

Một đám tang tại xã Đại Hồng (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) diễn ra lúc dịch bùng phát

Cùng ngày bệnh nhân được chụp X-quang, có biểu hiện mờ không đều lan tỏa hai phổi.

Ngày 14/8, ông H. lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Bệnh viện 199 cho kết quả xét nghiệm âm tính.

Từ 14 đến 21/8, người này điều trị tại khoa, tiếp xúc những người cùng phòng. Ngày 22 đến 27/8, ông có diễn biến nặng, cơ thể suy kiệt.

Ngày 27/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm. Cùng ngày, ông diễn tiến rất nặng và bệnh viện cho xuất viện theo yêu cầu của người nhà vào lúc 22h.

Ông H. được đưa về đến nhà tại tổ 4, thôn Thạch Bồ (xã Hòa Phong). Đến 23h55 cùng ngày người này tử vong. Ngày 28/8, bệnh viện có kết quả xét nghiệm ông H. dương tính với SARS-CoV-2. 

Trong ngày 28/8, từ 7h, Ban nhân dân thôn đến nhà người bệnh để chuẩn bị đám tang; 10h đến 12h, tiến hành tẩm liệm. Tham gia tẩm liệm có 3 người dân trong thôn và anh em, họ hàng, bà con của bệnh nhân; từ 12h tổ chức viếng tang.

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, trong đêm 28/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng lập tức thông báo Trung tâm Y tế Hòa Vang báo cáo UBND huyện Hòa Vang.

Các đơn vị có liên quan tiến hành dừng các hoạt động tang lễ và thiết lập cách ly khu vực thôn Thạch Bồ, xử lý hóa chất khử khuẩn môi trường tại nhà bệnh nhân, khu vực xung quanh và những địa điểm có liên quan.

Ngành y tế điều tra, truy vết và vận chuyển cách ly tập trung ngay những người có tiếp xúc với bệnh nhân và những người có liên quan đến đám tang ngay trong đêm 28/8.

Thông báo được gửi tới Trung tâm Y tế các quận, huyện khác những người có tiếp xúc với bệnh nhân và những người có liên quan đến đám tang đang ở các địa phương.

Lúc 9h ngày 29/8, ông H. được Trung tâm Cấp cứu 115 vận chuyển đi hỏa táng theo quy định.

Hiện ngành y tế Đà Nẵng đang giám sát dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả bệnh nhân, người nhà và các cán bộ phục vụ điều trị có liên quan đến ông H. Ngay khi nhận được kết quả xét nghiệm, cơ quan chức năng đã xác định và cách ly các trường hợp liên quan.

Ngày 29/8, cơ quan chức năng đã lấy mẫu 74 trường hợp tiếp xúc gần tại nhà bệnh nhân, bao gồm Ban nhân dân thôn, người tẩm liệm, họ hàng, anh em và những người dự đám tang.

Ngoài ra, ngành y tế đã xác định F1 ở các địa phương khác và đã lấy mẫu xét nghiệm 20 trường hợp (quận Cẩm Lệ: 2 người, quận Ngũ Hành Sơn: 4 người, quận Liên Chiểu: 10 người, quận Thanh Khê: 3 người, quận Hải Châu: 1 người); trong đó có 2 bệnh nhân cùng phòng với bệnh nhân và 8 người nhà của 2 bệnh nhân này.

Hiện tại, ngành y tế đang tiếp tục điều tra, xác định, cách ly, lấy mẫu các trường hợp liên quan đến bệnh nhân hoặc có tham dự đám tang.

Chống dịch bệnh, người Việt xưa lập đàn tế cầu đảo thế nào?

Nhân dịch bệnh virus corona đang hoành hành những ngày qua, xem lại thời xưa ở nước Việt ta, trong những ghi chép vụn vặt để lại, không hiếm lần dịch bệnh hoành hành.

Đời người ta quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” dường như chẳng quên một ai cả. Mà riêng cái đường dẫn đến chữ “tử” là cái chữ “bệnh”, khiến người đời luôn hoảng sợ. Thì đã hẳn, mấy ai mà không sợ bệnh tật cơ chứ. Bệnh tật với cá nhân thì chính khổ chủ biết và sợ riêng mình, nhưng đã là dịch bệnh, thì chẳng cứ một, mà toàn xã hội phải điêu đứng lo đối phó.
Chẳng nhìn đâu xa, cứ xem dịch bệnh do virus corona đang làm cả thế giới phải bận tâm, hẳn rõ. Nếu nhìn xa nữa, thì bệnh dịch hạch thời trung đại nơi cựu lục địa, hay dịch SARS thời hiện đại… đã gây nên bao hậu quả kinh hoàng. Nhân dịch bệnh thời nay, xem lại thời xưa ở nước Việt ta, trong những ghi chép vụn vặt để lại, không hiếm lần dịch bệnh hoành hành.

Nể phục vua nhà Nguyễn dụng độc chiêu ngăn dịch bệnh bùng phát

(Kiến Thức) - Dưới thời các vị vua triều Nguyễn, dịch bệnh bùng phát nhiều lần và gây hậu quả nghiêm trọng. Để khống chế dịch bệnh, triều đình đã đưa ra những giải pháp như lập đàn tế lễ, phát thuốc chữa bệnh cho người dân...

Mỗi khi dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương hay một vùng đều gây ra hậu quả nghiêm trọng. Triều đình nhà Nguyễn ghi nhận dịch bệnh từng nhiều lần bùng phát khiến nhiều người thiệt mạng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.