Nể phục vua nhà Nguyễn dụng độc chiêu ngăn dịch bệnh bùng phát

(Kiến Thức) - Dưới thời các vị vua triều Nguyễn, dịch bệnh bùng phát nhiều lần và gây hậu quả nghiêm trọng. Để khống chế dịch bệnh, triều đình đã đưa ra những giải pháp như lập đàn tế lễ, phát thuốc chữa bệnh cho người dân...

Nể phục vua nhà Nguyễn dụng độc chiêu ngăn dịch bệnh bùng phát
Mỗi khi dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương hay một vùng đều gây ra hậu quả nghiêm trọng. Triều đình nhà Nguyễn ghi nhận dịch bệnh từng nhiều lần bùng phát khiến nhiều người thiệt mạng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
Theo sử sách, triều Nguyễn quy định mỗi khi có dịch bệnh bùng phát, các địa phương phải tấu báu tình hình kịp thời. Nếu tấu báo chậm trễ thì quan lại địa phương sẽ bị truyền chỉ trách cứ.
Ne phuc vua nha Nguyen dung doc chieu ngan dich benh bung phat
 Thầy thuốc chữa bệnh cho người dân khi dịch bệnh bùng phát. 
Sau khi nhận được tin báo, triều đình nhà Nguyễn triển khai một loạt giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và ổn định cuộc sống của người dân. Điển hình là dưới thời vua Minh Mạng, dịch bệnh hoành hành khiến nhiều người chết nên triều đình cấp tiền tuất, vải để mai táng cho người thiệt mạng.
Cụ thể, dưới thời vua Minh Mạng, tất cả người dân chết vì dịch bệnh đều được cấp tiền tuất, trong đó người nội tịch (có sổ hộ khẩu ở địa phương) được 3 quan tiền trong khi người không phải nội tịch được 2 quan và trẻ em 1 quan.
Thêm nữa, vua Minh Mạng còn phát bạch đậu khấu cho dân chúng, dạy quân lính thao diễn để tăng cường sức khỏe. Đồng thời nhà vua khen thưởng những thầy thuốc có công lớn trong việc chữa bệnh dịch cho dân chúng.

video: Giữa đại dịch virus Corona, người dân vẫn thản nhiên đi Hội (nguồn: VTC16)

Theo Bộ chính sử triều Nguyễn Đại Nam thực lục, vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820), dịch bệnh bùng phát từ Bình Thuận lan ra đến Quảng Bình. Sau khi nhận được tin báo, nhà vua ban bạch đậu khấu và phương thuốc chữa dịch cho các địa phương bùng phát dịch bệnh. Thêm nữa, nhà vua còn hạ lệnh cho các địa phương mỗi nơi đặt một đàn tế lễ.
Mỗi khi dịch bệnh hoành hành khiến nhiều người tử vong, triều đình nhà Nguyễn còn bãi bỏ công tác xây cất để cho dân chúng và quân lính được nghỉ ngơi. Điển hình là vào tháng 7 năm Gia Long năm thứ 3 (1804), Bình Định bùng phát bệnh dịch. Khi ấy nhà vua sai dinh thần bãi công tác không cần gấp.
Vào năm Minh Mạng thứ hai, Gia Định lại phát bệnh dịch. Nhà vua hạ lệnh hoãn các công dịch để cho dân nghỉ ngơi đồng thời cho miễn thuế thân cho người dân ở vùng dịch năm đó. Nhờ những biện pháp trên, dịch bệnh được khống chế và người dân dần ổn định cuộc sống. 

Kinh hoàng xác ướp gieo rắc dịch bệnh khắp châu Âu xưa

(Kiến Thức) - Từ thế kỷ 15 - 19, một số quốc gia ở châu Âu xuất hiện việc trộm xác ướp để nghiền thành bột dùng làm thuốc. Vào thời điểm ấy, dân gian đồn đại rằng phương thuốc chứa bột xác ướp có thể chữa bách bệnh mà không ngờ rằng nó gây ra dịch bệnh nguy hiểm.

Kinh hoàng xác ướp gieo rắc dịch bệnh khắp châu Âu xưa
Kinh hoang xac uop gieo rac dich benh khap chau Au xua
 Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia, xác ướp từng được người châu Âu sử dụng làm thuốc chữa bệnh, chủ yếu là trong giai đoạn từ thế kỷ 15 - 19.

Khủng khiếp 5 đại dịch nguy hiểm “càn quét” Trung Quốc thời cổ đại

(Kiến Thức) - Dưới thời phong kiến, xã hội Trung Quốc đối mặt với một số đại dịch nguy hiểm gây thương vong lớn. Theo đó, những dịch bệnh này trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân.

Khủng khiếp 5 đại dịch nguy hiểm “càn quét” Trung Quốc thời cổ đại
Khung khiep 5 dai dich nguy hiem “can quet” Trung Quoc thoi co dai
 Một trong những đại dịch nguy hiểm "càn quét" Trung Quốc thời phong kiến là thương hàn (người xưa còn gọi là "Tật y" hay "Tiêu thủ tật").

Dịch bệnh nào khiến đạo quân của danh tướng Hannibal khốn khổ?

(Kiến Thức) - Trong cuộc hành quân vượt dãy Alps, đội quân của Hannibal đã hứng chịu một dịch bệnh quái ác. Và thương vong do dịch bệnh này gây ra thậm chi còn lớn hơn nhiều so với thương vong trong chiến đấu.

Dịch bệnh nào khiến đạo quân của danh tướng Hannibal khốn khổ?
Dich benh nao khien dao quan cua danh tuong Hannibal khon kho?
Dịch tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột vi khuẩn tả, gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Dịch bệnh này đã reo rắc chết chóc cho con người từ thời cổ đại.
Dich benh nao khien dao quan cua danh tuong Hannibal khon kho?-Hinh-2
Khoảng năm 400 TCN, bác sĩ Hippocrates của thành bang Athens, Hy Lạp cổ đã nói đến bệnh tả trong bản liệt kê danh sách các căn bệnh tồn tại ở thời kì của ông. Đây là một trong những ghi chép cổ nhất về bệnh dịch nguy hiểm này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới