Bệnh cúm và sởi gia tăng cục bộ tại một số địa phương

Thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...

Ngày 8/2, Bộ Y tế có văn bản gửi uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Bộ Y tế dẫn thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay, bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng gia tăng từ cuối năm 2024, nhất là tại các quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu.

Trong nước, mặc dù số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12/2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương.

Benh cum va soi gia tang cuc bo tai mot so dia phuong
 Bệnh cúm và sởi có sự gia tăng cục bộ tại một số địa phương trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025. (Ảnh SKĐS)

Thời điểm hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...

Bên cạnh đó, theo Bộ Y tế, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; Thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế, các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện, tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình.

Các tỉnh cần đảm bảo kinh phí và huy động sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp, các ban, ngành, đoàn thể để triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là việc triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn.

Các đơn vị có liên quan chỉ đạo việc thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi; Tiếp tục duy trì và tăng cường tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ.

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng phương án trong tình huống gia tăng các trường hợp nhập viện, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người bệnh tại khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...

Các địa phương cần chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành Giáo dục, các cơ sở giáo dục đào tạo phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Các đơn vị có liên quan đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine phòng bệnh.

Bộ Y tế đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan và người dân cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, hạn chế tối đa các ca bệnh nặng và tử vong.

Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Ngày 24/10, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 5995/BYT-DP đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm.

Công văn của Bộ Y tế nêu rõ, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, ngày 17/10/2022 ghi nhận bệnh nhi nữ 5 tuổi, trú tại xã Đông Thanh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ dương tính với cúm A/H5. Đây là ca bệnh cúm A/H5 trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.

Bệnh nhân bị cúm A H5 đầu tiên trong năm đã tử vong

Nam sinh 21 tuổi, Trường Đại học Nha Trang, dương tính với cúm A H5 tại Khánh Hòa vừa tử vong sau nhiều ngày phải thở máy.

Trưa 23/3, bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, dù các cơ sở y tế đã rất nỗ lực điều trị nhưng bệnh nhân bị cúm A/H5 là nam sinh B.T.Đ. đã tử vong vào sáng cùng ngày.

Trước đó, các bác sĩ bệnh viện đã hội chẩn với đồng nghiệp hai bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) và Bệnh Nhiệt đới TP HCM nhưng không thể cứu sống bệnh nhân.

Theo bác sĩ Tôn Thất Toàn virus  cúm gia cầm thuộc nhóm virus  A, gồm kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) và kháng nguyên trung hòa N (Neuraminidase).

Có 15 loại kháng nguyên H, ghi nhận H1 đến H15 và 9 loại kháng nguyên N, ghi nhận N1 đến N9.

Đến nay qua kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang xác định loại kháng nguyên trong ca bệnh này là N1 (virus cúm A H5N1).

Đây là ca đầu tiên tử vong do cúm A H5 tại Việt Nam kể từ đầu năm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Khánh Hòa đang tiếp tục tìm nguồn lây song song với điều tra dịch tễ, khoanh vùng những người tiếp xúc bệnh nhân để tránh lây thành dịch và lan rộng trong cộng đồng.

Đọc nhiều nhất

Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm với đặc điểm nền nhiệt ẩm thấp, không khí ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Tin mới