Bất ngờ căn bệnh khiến hơn 200 học sinh ở Cà Mau nhập viện

Theo đánh giá ban đầu của ngành y tế huyện U Minh, hơn 200 em học sinh đồng loạt nhập viện có biểu hiện của cúm mùa.

Liên quan vụ việc nhiều học sinh tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, phải nhập viện điều trị với các triệu chứng sốt, ho, chóng mặt, nhức đầu, đánh giá ban đầu của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện U Minh cho thấy các em học sinh này có biểu hiện cúm mùa. Hiện đơn vị này đã lấy mẫu bệnh gửi xét nghiệm để xác định virus gây bệnh.
Ngành Y tế huyện U Minh đã phối hợp với các trường trên địa bàn tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng, phòng ngừa mầm bệnh lây lan.
ThS.BS Phạm Văn Phiến, Trưởng phòng Truyền thông và giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế quận 3 (TP.HCM), cho biết cúm mùabệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính, do chủng virus cúm A (H1N1 và H3N2) gây ra.
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và lây lan trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua tiết dịch đường hô hấp khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc gián tiếp thông qua dịch tiết có virus dính vào các dụng cụ, đồ vật sử dụng chung.
Bat ngo can benh khien hon 200 hoc sinh o Ca Mau nhap vien
Ngành y tế huyện U Minh tiến hành phun thuốc khử trùng tại trường học trên địa bàn. Ảnh: VOV. 
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, trên thế giới có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh cúm. Trong đó, có đến 3-5 triệu trường hợp chuyển nặng và khoảng 250.000-500.000 người tử vong. Việt Nam ghi nhận hàng năm có khoảng 1,6 triệu trường hợp mắc bệnh cúm.
BSCKII Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế City (TP.HCM), cho biết thời tiết giao mùa (chuyển từ nắng gắt sang mưa lạnh) và mùa tựu trường là điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát sinh, nhất là cúm mùa.
Các dấu hiệu khi mắc cúm mùa dễ nhận biết là sốt cao trên 38 độ, nhức đầu, nhức mình, chảy mũi, đau họng, mệt mỏi và ho, trẻ em có thể nôn ói, tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh từ 2-3 ngày, kết thúc trong vòng từ 5-7 ngày.
Việc chăm sóc, giữ vệ sinh kém có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp như: phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Bệnh có nguy cơ bùng phát, diễn tiến nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh mắc những bệnh mạn tính như suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản,…
Những đối tượng suy giảm hệ thống miễn dịch như người lớn trên 65 tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai khi mắc bệnh có thể gây độc lực, biến chứng nặng hơn.
Để chủ động phòng tránh sự lây lan bệnh cúm mùa, người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, ăn uống hợp lý, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân. Đối với trẻ, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cúm mùa.

Cảnh báo cúm mùa, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị cúm

Cúm A H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tại Bệnh viện Nhi ghi nhận có tới 300 trẻ bị cúm mùa trong đó có 100 bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu vì cúm kèm theo viêm phế quản, phổi.

Cảnh báo những người dễ bị biến chứng khi nhiễm cúm A/H1N1

(Kiến Thức) - Cúm mùa hay cúm A/H1N1 được xem là bệnh thông thường, ai cũng có thể mắc nhưng có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân nhiễm diễn biến nặng hoặc tử vong, nhất là khi người bệnh mắc các bệnh lý mãn tính khác kèm theo như suy thận, đái tháo đường…

Theo báo cáo của BV Chợ Rẫy – nơi có 1 bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 và tử vong, bệnh nhân này bị suy thận giai đoạn cuối khi mắc cúm A/H1N1 dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi nặng gây tử vong.
Trước thông tin liên tiếp ghi nhận 3 trường hợp tử vong do nhiễm cúm mùa A/H1N1 tại TP HCM, PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đa phần các ca nhiễm virus cúm mùa (A/H1N1, cúm B và A/H3N1) sẽ khỏi bệnh sau 1 tuần điều trị thông thường.
Song một tỉ lệ nhỏ các trường hợp sẽ diễn biến nặng, suy hô hấp, thậm chí tử vong vì mắc cúm A/H1N1. Tình trạng này thường gặp ở những người có đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người suy giảm miễn dịch nhiễm virus sẽ làm thúc đẩy bệnh nền, gây tổn thương phổi, tổn thương đa tạng, khả năng biến chứng nặng nề, người già, trẻ em và phụ nữ có thai.
Canh bao nhung nguoi de bi bien chung khi nhiem cum A/H1N1-Hinh-2
 Bệnh nhân mắc cúm A H1N1 cách ly điều trị ở BV Chợ Rẫy
"Trong khi cơ thể đang chống lại bệnh cúm, người bệnh có thể bị nhiễm trùng lần thứ hai như viêm phổi dẫn tới suy giảm hoạt động của các cơ quan, nhiễm khuẩn huyết và tử vong. Với những người có sẵn các bệnh lý mãn tính như: đái tháo đường, suy thận, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… lại nhiễm virus cúm có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý nền khiến các chức năng cơ thể tồi tệ hơn và khó khăn hơn khi chống lại bệnh cúm.
Ngoài ra, những người cao tuổi có nguy cơ cao bị suy yếu hệ thống miễn dịch vì cũng dễ bị nhiễm trùng thứ phát hơn. Với trẻ em dưới 5 tuổi do sức đề kháng kém nên cũng dễ bị virus cúm tấn công"- PGS Phu giải thích.
Do vậy, các bác sỹ khuyên, những người có yếu tố nguy cơ như trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch... nên chích ngừa cúm định kỳ hàng năm.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.