6 thói quen xấu khi rửa bát khiến vi khuẩn bám đầy

Dưới đây là một số thói quen rửa bát đũa khiến vi khuẩn bám đầy, ung thư "gõ cửa".

Ngâm bát đĩa trong bồn chờ rửa quá lâu
Một số người còn có thói quen chờ bồn rửa bát đầy mới bắt đầu đi rửa. Thế nhưng, việc ngâm bát đĩa trong bồn rửa quá lâu, thậm chí là để qua đêm có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, nhất là trong các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn thừa. Vi khuẩn có thể sản sinh trong khoảng 1 - 4 giờ và chúng sẽ nhân lên gấp nhiều lần sau khi ngâm hơn 4 giờ đồng hồ.
Đặc biệt, các vật liệu như tre, nứa, gỗ sau khi ngâm hóa chất không thể làm sạch được, dễ tích tụ các chất độc hại, có thể mang bệnh cho cơ thể.
6 thoi quen xau khi rua bat khien vi khuan bam day
Đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát
Đừng lầm tưởng rằng hành động đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa bẩn sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, thực tế là nó chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu rửa không sạch, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại trên bát đĩa. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…
Tốt nhất, bạn nên cho một ít nước rửa chén vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa như bình thường. Sau khi rửa sạch bát với nước sạch, bạn nên dùng khăn khô lau qua, phơi ở nơi thoáng mát.
Lạm dụng nước rửa bát
Dùng quá nhiều nước rửa bát sẽ khiến bạn tốn nhiều công sức hơn cho việc tẩy rửa. Nếu không cẩn thận, bạn còn dễ bỏ sót hóa chất, vi khuẩn bám lại trên bát đĩa mà đôi khi mắt thường không thể nhìn rõ được.
Sau khi rửa, chỉ xả nước một lần
Nhiều người thường chỉ tráng nhẹ nước lã một lần sau khi rửa bát mà không biết rằng thói quen này vẫn chưa thể rửa trôi hết bọt xà phòng. Nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ rất khó nhận ra hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt bộ bát đĩa nhà mình. Việc sử dụng bát đĩa không sạch có thể khiến cơ thể hấp thụ hóa chất sót lại nhiều.
Không làm sạch miếng giẻ rửa bát
Sau khi rửa bát, nhiều người thường để chiếc giẻ rửa bát nhúng đầy bọt xà phòng, thậm chí còn dính cơm, rau và thức ăn thừa trên đó mà không làm sạch. Điều này có thể khiến chiếc giẻ này sinh sôi vi khuẩn và trở thành chất gây ô nhiễm chéo trong nhà bếp.
Không làm khô bát đũa trước khi cất vào tủ kín
Sau khi rửa sạch, thường có thói quen xếp bát đũa vào tủ và đóng chặt lại để tránh bụi bẩn, côn trùng. Nhưng môi trường kín sẽ khiến bát lâu khô, đặc biệt là đũa, muôi gỗ sẽ không thể khô hoàn toàn, điều này dẫn đến việc chúng dễ hình thành nấm mốc hơn, có thể gây ngộ độc nếu chúng ta tiêu thụ những đồ vật bị nhiễm nấm như vậy.
Cách làm đúng là phơi dưới nắng hoặc sấy khô. Khi đã khô thì mới đem cất đi để sử dụng lần sau.

Dâu trưởng “bầu vượt mặt” vẫn một mình rửa bát, uất ức trước lời nói của họ hàng

Từ khi lấy chồng, nàng dâu trưởng đều phải vượt gần 100km để về quê lo đám giỗ. Dù bầu 6 tháng, cô vẫn phải dậy sớm chuẩn bị nấu ăn và tất bật rửa bát.

Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ về lời tâm sự của một người phụ nữa làm dâu trưởng. Lấy chồng là trưởng dòng họ nên từ những ngày đầu về làm dâu chị đã được mẹ giao trọng trách rõ ràng. Theo đó là dâu trưởng nên chị phải làm gương, cư xử đúng mực, lo liệu chu toàn cho mọi việc trong gia đình.

Trải lòng trên một diễn đàn, cô kể, hai vợ chồng làm việc ở thành phố, cách xa quê tới gần 100km nhưng chưa lần nào cả hai được phép vắng mặt trong các dịp lễ, đám giỗ. Đến lúc cô có bầu được 6 tháng, vô cùng mệt mỏi, hai vợ chồng vẫn phải theo lệ này.

Mỗi lần về quê lo đám, cô sẽ phải dậy từ tờ mờ sớm, đi chợ nấu nướng, chuẩn bị đủ mọi thứ, tất bật đến tận 8 giờ sáng mới có vài người sang phụ giúp. Tuy nhiên người ta cũng chỉ làm được một lúc rồi lại xin phép về chăm con nhỏ. Mình cô quần quật từ tờ mờ sáng đến giữa trưa lo cơm cho hàng chục người mà không được nghỉ ngơi. Đến 12 giờ khi mâm cỗ xong, mọi người đến đầy đủ nhưng cũng chẳng mấy ai giúp dâu trưởng.

Đến khi mọi người ăn xong, người thì có việc xin về sớm, còn lại tất cả mọi người đều kéo lên phòng khách để ngồi nói chuyện, chỉ còn cô dọn dẹp. Mẹ chồng lúc ấy chỉ tay ra đống bát đũa nằm chỏng chơ ngoài giếng, kêu con dâu đội nón ra rửa. Trời thì nắng chang chang, nàng dâu trưởng đang mang bầu dù mệt vẫn phải cố làm theo ý mẹ, trong lòng lúc đó uất ức đến mức muốn bật khóc.

Dau truong “bau vuot mat” van mot minh rua bat, uat uc truoc loi noi cua ho hang
 

Chồng thương vợ nên cũng ra phụ giúp, thấy vậy các cô, các thím với mấy đứa em cũng tức tốc chạy ra phụ rồi đuổi chồng cô lên nhà ngồi. Rửa nháo nhào mỗi người một ít rồi đứng lên dần hết, đến cuối thì vẫn chỉ mình cô làm.

Có thím còn bảo ngày xưa các cụ bầu đến giờ đẻ rồi còn cố mà gặt nốt ruộng lúa, rồi đổ nốt chum nước đến khi vỡ ối mới chịu ngừng. Cô vẫn nhớ như in lời xì xào của họ hàng: "Vợ chồng mày là trưởng sau này của cải về hết chúng mày, làm có tí thôi mà cũng phải nhăn nhó".

Câu chuyện của nàng dâu trưởng khiến cư dân mạng không khỏi bức xúc. Nhiều người cho rằng, cô khổ cũng một phần là do bản thân quá hiền lành, không biết phản kháng. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tùy gia đình, không phải con dâu trưởng nào cũng vất vả như vậy.

Dưới đây là bình luận của dân mạng:

- "Vứt đấy về luôn chứ rửa cái gì, cuộc sống của mình do mình chọn, chọn sai chọn lại nhé".

- "Ghét nhất câu sau này của vợ chồng mày hết, ham gì đâu".

- "Em cũng thế, mới bầu 3 tháng, hôm cưới đi xe say, đám cưới xong vẫn một mình rửa 10 mâm bát. Mệt...".

Pha loãng nước rửa bát: Bác sĩ khẳng định gấp đôi vi khuẩn

Việc thêm nước máy vào nước rửa bát có thể làm tăng hàm lượng vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác, khiến nước rửa bát bị hư hỏng và biến chất.

Đọc nhiều nhất

Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm với đặc điểm nền nhiệt ẩm thấp, không khí ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Tin mới