Sữa là một trong những thức uống rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không phải phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là vào các bữa sáng.
Theo nghiên cứu lâm sàng, tùy vào thể trạng và mức độ sức khỏe khác nhau, có 6 nhóm người sau đây không nên uống sữa vào bữa sáng:
1. Người có bệnh tiêu hóa
Sữa bò có thể giúp làm giảm bớt sự kích thích gây loét dạ dày mà bệnh nhân phải đối mặt, nhưng nó lại có thể kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra một lượng lớn axit, làm cho bệnh nặng hơn.
Sữa có chứa một lượng chất béo sẽ ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản khi co thắt, từ đó làm tăng hiện tượng trào ngược dịch trong dạ dày hoặc ruột, gây ra các triệu chứng viêm thực quản nặng hơn.
Người bị hội chứng ruột kích thích cũng không nên uống sữa buổi sáng. Đường ruột bị kích thích là một hiện tượng bình thường trong cơ thể, đặc trưng của nó là khi chức năng đường ruột vận động sẽ tạo ra việc tiết chất nhầy trên niêm mạc ruột, xảy ra phản ứng kích thích. Từ đó có thể gây ra các phản ứng dị ứng, phản ứng thực phẩm, đặc biệt là dị ứng với sữa.
2. Người thiếu máu do thiếu sắt
Bởi vì chất sắt trong thực phẩm cần được chuyển hóa trong quá trình tiêu hóa để tạo thành chất có thể hấp thụ vào cơ thể, nếu như uống sữa, thành phần sắt sẽ kết hợp với canxi, phốt pho và muối để tạo thành hợp chất không hòa , ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt và lợi ích của sắt đối với cơ thể.
3. Người dị ứng với sữa
Một số người sẽ xuất hiện hiện tượng đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác sau khi uống sữa. Một số người còn bị dị ứng nghiêm trọng, hoặc thậm chí xuất hiện viêm mũi, hen suyễn hoặc nổi mề đay.
4. Bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng
Những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật ổ bụng xong sẽ có hiện tượng đầy hơi, trong khi sữa có chứa nhiều chất béo và casein, không tiêu hóa trong dạ dày. Khi uống vào sẽ dễ lên men và sản xuất ra khí, dẫn đến đầy hơi càng tăng nặng, không có lợi cho sự phục hồi chức năng đường ruột.
5. Không dung nạp đường trong sữa
Sữa thường chứa một lường đường khá cao, người không dung nạp được lường đường này sau khi uống sữa rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Một số phản ứng hóa học trong cơ thể sẽ xảy ra nếu uống một lượng đường lớn vào cơ thể nhưng không được tiêu hóa, dung nạp.
6. Người bị sỏi thận
Khi chúng ta ngủ, lượng nước tiểu tiết ra giảm và tích tụ lâu sẽ trở nên đậm đặc. Nếu uống sữa thêm vào sẽ khiến canxi trong sữa tích tụ, lâu dần sẽ sinh ra sỏi canxi trong nước tiểu do có sự gia tăng đột ngột nồng độ trong ngắn hạn.
Khoảng từ 2-3 giờ sau khi uống sữa là đỉnh cao của việc hấp thụ canxi từ sữa thông qua thận, rất dễ dàng để tạo thành sỏi thận.
Nên uống bao nhiêu sữa là tốt nhất?
Hiệp hội sữa quốc gia của Mỹ - National Dairy Council - lưu ý rằng, một người trung bình chỉ cần uống 1 ly - tương đương với 235 ml sữa mỗi ngày là đã đủ để cung cấp nhu cầu canxi và vitamin B2 hằng ngày, và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, theo eatthis.com.
Hướng dẫn Chế độ ăn uống của Úc, do Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Úc thực hiện, dựa trên các bằng chứng khoa học mới nhất hiện có, đưa ra các khuyến nghị - được cập nhật lần cuối ngày 30.4.2021, khuyến cáo như sau:
“Thực phẩm từ sữa, bao gồm sữa, phô mai và sữa chua thuộc 1 trong 5 nhóm thực phẩm được khuyến nghị hằng ngày trong Hướng dẫn Chế độ ăn uống của Úc”.
“Người lớn từ 19 - 50 tuổi chỉ nên tiêu thụ không quá 2,5 khẩu phần sữa, phô mai, sữa chua mỗi ngày. Một khẩu phần sữa là 250 ml (1 ly)”, theo dairy.com.au.
Vì vậy, đừng quá lạm dụng sữa, vì nếu uống quá nhiều có thể gây hại nhiều hơn lợi!