4 kiểu người đừng dại uống nước mía kẻo hại thân

Nước mía tốt cho sức khỏe nhưng dùng thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất là điều không phải ai cũng biết.

Nước mía được biết đến là loại nước giải khát rất tốt, chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ Rujuta Diwekar thì nên uống nước mía ít nhất 3 lần một tuần để giải độc. Đồng thời nước mía giúp làm sạch đường ruột, tăng quá trình trao đổi chất và cuối cùng dẫn đến giảm cân. Ngoài ra, nước mía còn có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu, giảm đầy hơi và giúp thận hoạt động tốt hơn.

Nước ép mía rất tốt cho da, vì các axit alpha hydroxy có trong nó ngăn ngừa mụn trứng cá và mang lại cho bạn một làn da mềm mại.

Dù vậy, nước mía tốt cho sức khỏe nhưng dùng thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất là điều không phải ai cũng biết.

4 kieu nguoi dung dai uong nuoc mia keo hai than

Dưới đây là những người cần phải tránh nước mía:

Người bị tiểu đường

Như đã nói ở trên, trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm "cần hạn chế" của những người mắc bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này, phụ nữ mang thai có nguy cơ tiểu đường tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.

Người béo phì

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì.

Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh "phản tác dụng".

Người đang uống thuốc tây

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía.

Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Người có đường ruột yếu vẫn uống nhiều nước mía

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, mía vị ngọt, tính mát. Nhược điểm của thức uống này là có hàm lượng đường rất cao nên những đối tượng có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng thường xuyên vì sẽ làm cho tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng hơn.

Bà bầu không nên dùng quá nhiều

Bà bầu không nên uống quá nhiều vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Uống nước mía như thế nào là tốt nhất?

Rujuta Diwekar khuyên mọi người nên uống nước mía vào trước buổi trưa, lúc này nước mía sẽ tốt cho đường ruột và có ích trong việc bồi bổ năng lượng. Người lớn khỏe mạnh được khuyến cáo uống nước mía với liều lượng là 100 đến 200ml/ngày.

Suy dinh dưỡng trẻ em – nỗi lo của mẹ

Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ.

Làm thế nào nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Ăn gạo lứt hay gạo trắng loại nào tốt hơn cho cơ thể?

Gạo lứt có hàm lượng magiê và chất xơ cao, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt và có nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng. Không giống như gạo trắng, cám được giữ lại trong gạo lứt là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho người sử dụng.

Những loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, nhất là loại thứ 3

3 loại thực phẩm dưới đây giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, tăng trưởng chiều cao cân nặng vượt trội.

Thịt gia cầm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thịt gia cầm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ phát triển chiều cao cân nặng. Trong thịt gia cầm cũng chứa nhiều dinh dưỡng giúp trẻ bổ sung thêm giá trị dinh dưỡng giúp trẻ có thêm khoáng chất, vitamin, protein tốt cho sức khỏe của bé khi tiết trời giao mùa.

Ngoài ra, trong thành phần của loại thịt trắng nên hàm lượng khoáng chất cao nhưng lại ít chất béo hơn thịt đỏ nên không gây thừa cholesterol dễ dẫn tới béo phì cho bé

Cá hồi

Trong các loại cá thì cá hồi, cá thu, các ngừ… cực kỳ tốt với sức khỏe của bé bởi trong các loại cá này chứa nhiều hàm lượng omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, cải thiện tâm trạng và giúp bé tăng cường khả năng ghi nhớ.

Nhung loai thuc pham cuc ky bo duong, nhat la loai thu 3

Cá hồi tốt cho bé phát triển toàn diện 

Ngoài ra, trong cá hồi còn chứa nhiều khoáng chất, canxi giúp cho bé tăng trưởng chiều cao và cân nặng một cách toàn diện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì bạn không nên rán cá, mà nên hấp cá hoặc nấu cháo sẽ giữ nguyên được chất dinh dưỡng trong cá hồi.

Thịt cừu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thịt cừu vô cùng tốt, bởi trong thành phần dinh dưỡng của thịt cừu chứa nhiều chất protein, chất béo và lượng omega-3 cao, các axit amin giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh toàn diện cho bé.

Nhung loai thuc pham cuc ky bo duong, nhat la loai thu 3-Hinh-2

Thịt cừu tốt cho bé

Bên cạnh đó, khi mẹ cho bé ăn thịt cừu cũng rất bổ máu tốt cho bệnh hen suyễn của trẻ nhỏ. Đồng thời, thịt cừu còn giúp giữ nhiệt cho trẻ nhỏ rất tốt trong mùa đông lạnh giá vô cùng hiệu quả.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.