4 bộ phận của vịt thèm đến mấy cũng không nên ăn

Thịt vịt là món ăn giàu dinh dưỡng, ngon miệng. Tuy nhiên, có 4 bộ phận độc hại nên hạn chế hoặc không ăn.

Phao câu

4 bo phan cua vit them den may cung khong nen an

Ảnh minh họa

Phao câu vịt có vị béo ngậy rất đặc trưng nên được nhiều người yêu thích. Tuy ngon nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn phao câu vịt, vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như E.Coli, Salmonella,..

Không những thế, phao câu còn là nơi tích tụ nhiều mỡ, cholesterol có hại cho sức khỏe nhất là với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hay rối loạn mỡ máu.

Cổ vịt

Cổ vịt là món khoái khẩu của nhiều người nhất là nam giới thích nhậu. Tưởng chừng vô hại nhưng ở cổ vịt tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất là ở phần da - nơi chứa nhiều mô bạch huyết.

Trong mô bạch huyết có chứa các vi sinh vật, độc tố gây bệnh vì thế khi ăn vào cơ thể sẽ sinh bệnh. Do đó, nếu ăn cổ vịt cần sơ chế kỹ càng, loại bỏ các mô bạch huyết mới đem đi chế biến.

Nội tạng

4 bo phan cua vit them den may cung khong nen an-Hinh-2
 
Như chúng ta đã biết, nội tạng động vật là bộ phận nên hạn chế ăn bởi đây là nơi chứa nhiều chất độc hại với vịt cũng vậy.

Trong các cơ quan nội tạng của vịt như mề, gan, lòng, phổi là những bộ phận rất dễ còn tồn lại chất độc hại.

Do đó, dù ăn rất ngon nhưng bạn và người thân cũng nên hạn chế ăn.

Da vịt

4 bo phan cua vit them den may cung khong nen an-Hinh-3

Da vịt, da gà khá giòn, béo ngậy nên được xem là phần yêu thích của nhiều người trong đó có cả trẻ em.

Tuy nhiên, da vịt là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại và vi khuẩn vì thế nên hạn chế ăn nhất là những người đang giảm béo, người béo phì hay mắc một số bệnh về tim mạch, mỡ máu...

Thịt vịt ăn chung với 3 thực phẩm này chỉ hại thân, rước thêm bệnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn. Kết hợp thịt vịt với một số thực phẩm không thích hợp sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.

Thịt vịt là món ăn phổ biến, có thể nấu thành nhiều món ngon hấp dẫn. 100 gram thịt vịt có chứa 25g protein, 201 calorie và các dưỡng chất quan trọng như canxi, lipit, phospho, kẽm, magie, đồng, sắt, vitamin A, B, E, K... Loại thịt này còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và omega-6 tốt cho sức khỏe của tim.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc... Đây là món ăn tốt cho những người suy nhược thể chất, chán ăn, sốt, phù nề, cần hồi phục sức lực sau bệnh...

Anh chồng "ngã ngửa" với màn làm thịt vịt của cô vợ trẻ

(Kiến Thức) - Hí hửng khi cô vợ nhắn tin khoe làm thịt vịt để đãi cả nhà, anh chồng "ngã ngửa" khi chứng kiến cái kết. Còn dân mạng thì được trận cười ná thở.

Anh chong
 Với các ông chồng, may mắn lấy được cô vợ nướng giỏi giang thì cứ gọi là sướng không để đâu cho hết. Nhưng không phải lức nào may mắn cũng ở bên cạnh "cánh mày râu".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.