Thịt vịt ăn chung với 3 thực phẩm này chỉ hại thân, rước thêm bệnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn. Kết hợp thịt vịt với một số thực phẩm không thích hợp sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt là món ăn phổ biến, có thể nấu thành nhiều món ngon hấp dẫn. 100 gram thịt vịt có chứa 25g protein, 201 calorie và các dưỡng chất quan trọng như canxi, lipit, phospho, kẽm, magie, đồng, sắt, vitamin A, B, E, K... Loại thịt này còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và omega-6 tốt cho sức khỏe của tim.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc... Đây là món ăn tốt cho những người suy nhược thể chất, chán ăn, sốt, phù nề, cần hồi phục sức lực sau bệnh...

Thịt vịt là thực phẩm có lợi cho dạ dày, giúp tiết dịch mới. Nó còn tốt cho hệ thần kinh. Sách "Nhật dụng bản thảo" của Trung Quốc từng đề cập đến các công dụng của thịt vịt như sau: "Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ máu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần…" và "Thịt vịt trừ nhiệt bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự vận động của nước trong cơ thể".

Thit vit an chung voi 3 thuc pham nay chi hai than, ruoc them benh

Tuy là thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại đại kỵ với một số thực phẩm.

5 thực phẩm đại kỵ với thịt vịt

Thịt vịt kỵ với trứng gà

Ăn thịt vịt cùng với trứng gà sẽ làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

Thịt vịt kỵ với thịt ba ba, thịt rùa

Thịt vịt và thịt ba ba có chứa những chất kỵ nhau. Ăn chung hai loại thịt này sẽ gây phù thũng, thiêu chảy. Ngoài ra, trong thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, khi kết hợp với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm.

Trong khi đó, ăn thịt vịt cùng thịt rùa sẽ làm cơ thể rơi vào trạng thái âm thịnh dương suy, dẫn tới phù nề, tiêu chảy.

Thịt vịt kỵ với quả mận

Thịt vịt tính hàn, có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể. Trong khi đó, quả mận tính nóng, ăn vào sẽ sinh nóng ruột. Ăn hai thực phẩm này gần nhau hoặc ăn cùng lúc có thể gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột.

Thit vit an chung voi 3 thuc pham nay chi hai than, ruoc them benh-Hinh-2

5 nhóm người không nên ăn thịt vịt

Người tiêu hóa kém

Theo Đông y, thịt vịt có tính han nên những người tiêu hóa kém cần tránh ăn thường xuyên. Ăn nhiều thịt vịt có thể làm suy yếu các cơ quan tiêu hóa, miễn dịch... Nếu không muốn cơ thể bị nhiễm lạnh thì nên ăn ít thịt vịt.

Người thể chất yếu, lạnh

Với những người có thể trạng yếu, hàn lạnh càng nên hạn chế ăn thịt vịt. Món ăn này có tính hàn, gây lạnh bụng dẫn tới chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và các vấn đề bất lợi khác cho hệ hiệu hóa.

Người mắc bệnh gout

Thịt vịt có chứa hàm lượng purin cao nên dễ làm tăng axit uric trong cơ thể. Vì vậy, đây không phải món ăn thích hợp với người mắc bệnh gout.

Người đang bị ho

Người bị ho cần tránh những chất tanh vì dễ gây khó thở. Mùi tanh từ thực phẩm sẽ sinh ra phản ứng kích thích và làm tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bị ho nên tránh xa món thịt vịt.

Người mới phẫu thuật

Thịt vịt có vị tanh, tính hàn nên không phù hợp với những người mới trải qua các cuộc phẫu thuật. Bệnh nhân mới phẫu thuật ăn thịt vịt có thể khiến các vết mổ sung tấy, khó lành, thậm chí mưng mủ.

Dấu hiệu đàn ông ‘hết hạn sử dụng’ phụ nữ giữ chỉ hại thân

Với một người đàn ông tệ, phụ nữ dù luyến tiếc quá khứ đến đâu cũng đừng cố giữ. Đã ‘hết hạn sử dụng’ thì có giữ cũng chỉ hại thân, chẳng được gì.

Những kiểu đàn ông tệ hết thuốc chữa thế này, phụ nữ bỏ cũng đừng tiếc!

Nước rau má giải nhiệt mùa nóng nhưng uống kiểu này chỉ hại thân

(Kiến Thức) - Nước rau má được xem là thứ nước uống có tác dụng thanh mát, hương vị dễ uống, rất được ưa chuộng trong mùa hè. Tuy nhiên, uống nước rau má cũng phải đúng cách để tránh gây những tác dụng tiêu cực đến sức khỏe.

Nuoc rau ma giai nhiet mua nong nhung uong kieu nay chi hai than
 Rau má được thầy thuốc Đông y coi là "tiên dược" trời ban, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước rau má thay nước lọc hàng ngày. Ảnh: giadinh.
Nuoc rau ma giai nhiet mua nong nhung uong kieu nay chi hai than-Hinh-2
 Lạm dụng nước rau má giải nhiệt có thể làm tụt huyết áp, không tốt cho máu, gan. Ảnh: global.
Nuoc rau ma giai nhiet mua nong nhung uong kieu nay chi hai than-Hinh-3
 Trong khi đó, một số người lại uống nước rau má khi cảm thấy nóng bụng hay cảm thấy bụng ì ạch khó tiêu vì nghĩ rằng nước ra má có tác dụng thanh nhiệt, uống vào sẽ dễ tiêu hóa. Ảnh: iwthanoi.
Nuoc rau ma giai nhiet mua nong nhung uong kieu nay chi hai than-Hinh-4
 Việc chữa đầy bụng bằng nước rau má như thế này là không có cơ sở khoa học. Ảnh: cooky.
Nuoc rau ma giai nhiet mua nong nhung uong kieu nay chi hai than-Hinh-5
 Không ít người khi uống nước rau má lại cho thêm đường kính trắng vào để dễ uống hơn. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, vì rau má có tính hàn. Ảnh: kenh14cdn.
Nuoc rau ma giai nhiet mua nong nhung uong kieu nay chi hai than-Hinh-6
 Nếu bạn muốn nước rau má có vịt ngọt, bạn chỉ nên cho nước dừa, đường thốt nốt vào thay vì sử dụng đường kính trắng. Ảnh: tgdd.
Nuoc rau ma giai nhiet mua nong nhung uong kieu nay chi hai than-Hinh-7
 Uống rau má khi đang dùng thuốc cũng là một sai lầm nhiều người đã từng mắc. Ảnh: media.
Nuoc rau ma giai nhiet mua nong nhung uong kieu nay chi hai than-Hinh-8
 Rau má có thể làm giảm tác dụng của insulin, thuốc dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: trangdangtin.
Nuoc rau ma giai nhiet mua nong nhung uong kieu nay chi hai than-Hinh-9
 Đặc biệt, rau má còn phản ứng với một số loại thuốc khác như barbiturate, thuốc chống trầm cảm, co giật, thuốc ngủ… gây hại cơ thể. Ảnh: cooky.
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.