3 thứ trong nhà bếp là “ổ chứa độc” nên cẩn thận

Một số vật dụng trong nhà bếp có thể là nơi "ẩn náu" của rất nhiều vi khuẩn, virus có hại.

Nhà bếp là nơi bạn sẽ nấu nướng những món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho cả gia đình thưởng thức. Nó vừa là nơi ăn uống vừa là khu vực sum vầy thân mật của cả nhà sau một ngày dài bận rộn. Thế nhưng có những đồ dùng quen thuộc nơi nhà bếp đang là thủ phạm âm thầm khiến cả gia đình bạn mắc bệnh, tiếc là không mấy ai để ý:
Thớt mốc dùng lâu ngày
Thớt là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, được dùng để nấu nướng, thái các loại rau, thịt hàng ngày. Nếu sử dụng lâu ngày sẽ có nhiều vết dao và khi không được bảo quản đúng cách, vệ sinh kỹ càng sẽ rất dễ sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc. Các món ăn được cắt thái bằng loại thớt này không tốt cho sức khỏe chút nào.
3 thu trong nha bep la “o chua doc” nen can than
Ảnh minh họa. 
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một chiếc thớt đã được sử dụng trong 7 ngày có chứa 200.000 vi khuẩn trên một mét vuông và một chiếc thớt có thể chứa tới 200 triệu vi khuẩn. Chưa kể một số loại thớt cũ, đầy vết xước, nứt trong các kẽ hở là vô số vi khuẩn.
Nếu thớt cũ ở nhà bị mốc và nhiều vết xước thì bạn nên nhanh chóng vứt bỏ và thay mới ngay. Còn đối với những chiếc thớt mới chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, ngoài việc vệ sinh thông thường, nên thường xuyên trụng nước sôi hoặc phơi ngoài nắng.
Khăn lau bếp dùng lâu ngày
Không thay khăn lau bếp thường xuyên có thể khiến bạn tiếp xúc với vi khuẩn nên rất dễ mắc bệnh. Một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vi sinh vật Hoa Kỳ cho thấy, khăn lau bếp có liên quan đến việc lây nhiễm chéo trong nhà bếp.
Cụ thể, 49% khăn lau bếp được thu thập trong nghiên cứu có sự phát triển của vi khuẩn. Con số này tăng lên khi gia đình có trẻ nhỏ, đông người sống cùng nhau.
3 thu trong nha bep la “o chua doc” nen can than-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Các loại vi khuẩn được tìm thấy trên khăn lau bếp là loại vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm như E.Coli.
Do đó, ngoài việc thường xuyên thay khăn lau bếp, bạn cũng nên tránh lau khô tay hoặc bát đĩa mới rửa bằng chính chiếc khăn đã dùng để lau đồ bị đổ trên bàn.
Miếng rửa bát
Miếng rửa bát chứa nhiều vi khuẩn hơn bất kỳ bề mặt nào khác trong nhà bạn. Chúng ta sử dụng miếng rửa bát hàng ngày để rửa bát đĩa, thớt,... nhưng thực tế là chúng là nơi phát tán vi khuẩn.
3 thu trong nha bep la “o chua doc” nen can than-Hinh-3
Ảnh minh họa. 
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 362 loài vi khuẩn khác nhau trong bọt biển và 45 tỷ vi khuẩn trên mỗi cm vuông. Vật dụng nhà bếp này chứa rất nhiều loại vi khuẩn như campylobacter, salmonella, staphylococcus, E. coli và listeria. Tất cả những vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng đường ruột và da từ nhẹ đến nặng.
Sai lầm của rất nhiều gia đình khi sử dụng miếng rửa bát đó là không thay đổi thường xuyên, đặt lên kệ ngay sau khi sử dụng mà không đem phơi khô. Điều này càng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển.

15 cách vệ sinh dụng cụ nhà bếp sạch như mới

Phòng bếp là nơi cần phải đảm bảo sự sạch sẽ. Điều này không chỉ mang lại sự thoải mái hơn khi nấu ăn mà còn có lợi cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta.

7 đồ dùng kém sạch nhất trong nhà bếp khiến bạn phải bất ngờ

Bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi biết rằng những nơi tiếp xúc thường xuyên bên trong nhà bếp lại không sạch sẽ như những gì bạn vẫn tưởng.

Nhà bếp là nơi diễn ra không ít hoạt động vào mỗi ngày của mọi gia đình. Việc nấu nướng, ăn uống đều là những nguyên nhân khiến căn bếp của gia đình không còn sạch sẽ. Tuy nhiên, tình trạng đó ở mỗi vị trí lại có sự khác nhau. Vậy đâu là những nơi "kém sạch sẽ" nhất trong phòng bếp. Những bật mí được tiết lộ dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

1. Núm, tay cầm, bảng điều khiển

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.