7 đồ dùng kém sạch nhất trong nhà bếp khiến bạn phải bất ngờ

Bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi biết rằng những nơi tiếp xúc thường xuyên bên trong nhà bếp lại không sạch sẽ như những gì bạn vẫn tưởng.

Nhà bếp là nơi diễn ra không ít hoạt động vào mỗi ngày của mọi gia đình. Việc nấu nướng, ăn uống đều là những nguyên nhân khiến căn bếp của gia đình không còn sạch sẽ. Tuy nhiên, tình trạng đó ở mỗi vị trí lại có sự khác nhau. Vậy đâu là những nơi "kém sạch sẽ" nhất trong phòng bếp. Những bật mí được tiết lộ dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

1. Núm, tay cầm, bảng điều khiển

Khá nhiều thiết bị nhà bếp có thiết kế gồm núm, tay cầm hoặc bảng điều khiển. Tất cả những vị trí này được chúng ta sử dụng nhiều lần trong ngày từ lúc chế biến thực phẩm chín đến khi món ăn đã hoàn thành. Bởi thế mà, tại đó bám không ít cặn bẩn và vi khuẩn. Đặc biệt, trong quá trình dọn dẹp nhà bếp chúng ta lại thường xuyên bỏ quên những vị trí đó khiến chúng trở thành những vị trí "kém sạch sẽ" nhất bên trong căn bếp của gia đình.

7 do dung kem sach nhat trong nha bep khien ban phai bat ngo

2. Bồn rửa bát

Mặc dù có nhiều nước chảy qua bồn rửa nhưng đây vẫn là một nơi được đánh giá kém sạch sẽ bên trong nhà bếp. Quá trình dọn rửa khiến cho không ít vi khuẩn còn ẩn nấp tại đây nhất là tại nút thoát nước. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên khử trùng bồn rửa bát vào cuối ngày.

7 do dung kem sach nhat trong nha bep khien ban phai bat ngo-Hinh-2

3. Miếng rửa bát

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khá nhiều vi khuẩn có trong miếng rửa bát của gia đình khi không được làm sạch thường xuyên. Chúng ta sử dụng miếng rửa bát để làm sạch bát đũa, nồi chảo bẩn mà quên mất rằng chính miếng rửa bát cũng cần được làm sạch mỗi ngày sau khi sử dụng.

7 do dung kem sach nhat trong nha bep khien ban phai bat ngo-Hinh-3

4. Tủ lạnh

Bạn có biết rằng ngay trong điều kiện nhiệt độ bên trong tủ lạnh vẫn có một số loại vi khuẩn phát triển được. Đặc biệt khi bên trong tủ có lưu trữ cả thực phẩm sống, đồ ăn chín, rau củ tươi nên không tránh được vi khuẩn và mầm bệnh phát sinh trong quá trình lưu trữ. Vì thế, để đảm bảo vệ sinh bên trong tủ lạnh, bạn cần thường xuyên dọn dẹp và làm sạch ít nhất mỗi tháng một lần. Đồng thời, bạn cũng cần đóng hộp cẩn thận trước khi cho thực phẩm vào lưu trữ trong tủ.

7 do dung kem sach nhat trong nha bep khien ban phai bat ngo-Hinh-4

5. Thớt

Thớt, đặc biệt là thớt gỗ có thể chứa nhiều vi khuẩn sau mỗi lần sử dụng. Để có thớt sạch, bạn cần dùng xà phòng và nước nóng làm sạch sau mỗi lần sử dụng. Đồng thời, đặt thớt ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt vì đây là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển.

7 do dung kem sach nhat trong nha bep khien ban phai bat ngo-Hinh-5

6. Mặt bàn bếp

Việc chế biến và nấu ăn khiến mặt bàn bếp không thể sạch sẽ là điều dễ hiểu. Và bạn cũng cần biết rằng luôn có vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy tồn tại trên mặt bàn bếp. Cho nên, điều bạn cần làm mỗi ngày chính là lau dọn sạch sẽ và xịt khử trùng mặt bàn bếp vào cuối ngày.

7 do dung kem sach nhat trong nha bep khien ban phai bat ngo-Hinh-6

7. Lọ gia vị

Một nơi cũng kém sạch sẽ hơn những gì bạn nghĩ chính là các lọ gia vị. Bạn thường sử dụng chúng trong quá trình nấu nướng khi mà trên tay vẫn còn bám nhiều thứ. Vậy nên, bạn cần thường xuyên dùng khăn khử trùng lau sạch bên ngoài lọ gia vị, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể phát triển tại đó.

7 do dung kem sach nhat trong nha bep khien ban phai bat ngo-Hinh-7

Bất ngờ công dụng của lỗ nhỏ trên thìa sứ

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những chiếc thìa sứ ở nhà thường có một cái lỗ nhỏ trên cán không? Liệu lỗ nhỏ này chỉ là để trang trí hay còn có mục đích đặc biệt nào khác?

Theo quy trình sản xuất hiện tại, nếu nung thìa thì chúng ta phải đặt chúng trên mặt phẳng rồi mới nung. Như vậy đáy thìa sẽ không nóng lên, nhiệt sẽ không phân tán được đồng đều trên toàn bộ thìa, dẫn đến chất lượng sản phẩm bị kém đi.

Dù cây lau chỉ cần nhúng trong nước này là sẽ sạch ngay

Mỗi khi lau sàn xong, chúng ta sẽ cho cây lau nhà vào nước lắc vài lần để giũ bỏ bụi bẩn. Trên thực tế, chỉ giũ qua nước như vậy sẽ không thể làm sạch được cây lau nhà.

Nhà nào cũng có cây lau nhà, về cơ bản cứ vài ngày chúng ta lại dùng cây lau nhà để lau sàn nhà. Khi sử dụng lâu ngày mà không được vệ sinh kịp thời thì phần sợi lông của cây lau nhà sẽ ngày càng đen bẩn và dễ sinh ra mùi hôi. Nếu chúng ta sử dụng cây lau nhà có mùi đặc biệt để lau sàn nhà, mỗi nơi chúng ta lau sẽ đều có mùi và việc lau sàn như thế này chẳng khác nào vô ích.

Du cay lau chi can nhung trong nuoc nay la se sach ngay

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.