Xuân Trường bị đứt dây chằng chéo, nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?

(Kiến Thức) - Xuân Trường dính chấn thương ở buổi tập chiều 30/9. Tiền vệ này bị đứt dây chằng chéo trước ở đầu gối phải và cần trải qua phẫu thuật cùng thời gian dưỡng thương lên tới 9 tháng.

Sáng 1/10, bác sĩ Trần Anh Tuấn của tuyển Việt Nam đưa tiền vệ này đến bệnh viện kiểm tra chấn thương. Sau khi được tiến hành chụp MRI, bác sĩ thông báo tiền vệ gốc Tuyên Quang bị đứt dây chằng chéo trước, phải lên bàn mổ càng sớm càng tốt.
Xuan Truong bi dut day chang cheo, nguy hiem the nao, dieu tri ra sao?
Xuân Trường gặp chấn thương ở buổi tập chiều 30/9. Ảnh: Vietnamnet. 

Cũng theo các bác sĩ, với chấn thương này, Xuân Trường phải nghỉ thi đấu 9 tháng, đồng nghĩa với việc chia tay tất cả các giải đấu từ cấp CLB tới đội tuyển.

Được biết, chấn thương của Xuân Trường cũng giống như cầu thủ Văn Thanh trước đó. Văn Thanh đã phải sang Hàn Quốc để tiến hành phẫu thuật và mất tới 6 tháng mới có thể phục hồi.

Ở khu vực khớp gối có 4 dây chằng, gồm chéo trước, chéo sau, bên ngoài (bên chày) và bên trong (bên mác). Chúng có nhiệm vụ giúp giữ khớp gối vững chắc khi đi lại hay chạy nhảy. Khớp gối cũng là khu vực chịu nhiều tác động về lực khi toàn bộ sức nặng cơ thể đều dồn lên trong mọi hoạt động của con người.

Về vị trí, hai dây chằng chéo nằm hoàn toàn trong vùng khớp gối, kết nối xương đùi với xương chày tạo thành hình chữ "X", có nhiệm vụ giữ khớp gối vững chắc, không bị trượt ra trước hoặc sau quá mức.

Dây chằng chéo sau tương đối khỏe, dày hơn dây chằng chéo trước, giữ cho xương chày không bị lệch ra sau so với xương đùi. Đứt dây chằng chéo sau ảnh hưởng đến khả năng co duỗi của chân, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Đứt dây chằng là loại chấn thương thường gặp nhất trong các tổn thương vùng khớp gối. Trong đó, theo dữ liệu từ bệnh viện Nhân dân 115, đứt dây chằng chéo sau chỉ chiếm 5-10% và thường khó đánh giá hơn các chấn thương về dây chằng vùng gối.

Với các loại chấn thương dây chằng nói chung, không nhất thiết 100% phải điều trị bằng cách phẫu thuật. Tùy vào mức độ của chấn thương, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị.

Theo chia sẻ của bác sĩ Chuyên khoa 1 Phạm Nguyễn Thanh Trung trên trang web của bệnh viện Nhân dân 115, điều trị đứt dây chằng chéo sau không cần phẫu thuật được chỉ định theo phương pháp RICE (rest: nghỉ ngơi, ice: chườm đá, compression: băng gối, elevation: kê chân cao).

Sau quãng thời gian tràn dịch và sưng, bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu nhằm tránh tình trạng cứng khớp và tăng cường sức mạnh cho vùng cơ đùi, hỗ trợ quá trình phục hồi vùng tổn thương.

Với một số trường hợp, chỉ định phẫu thuật là bắt buộc (kèm theo tổn thương sụn chêm, đứt nhiều dây chằng...).

Xuan Truong bi dut day chang cheo, nguy hiem the nao, dieu tri ra sao?-Hinh-2
Cầu thủ Xuân Trường có thể mất tới 9 tháng để điều trị và hồi phục sau chấn thương đứt dây chằng.
Đối với trường hợp Xuân Trường bị đứt dây chằng chéo trước, phải lên bàn mổ càng sớm càng tốt.
Hiện nay, phẫu thuật nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước đứt là phẫu thuật phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương.
Phẫu thuật viên có thể dùng mảnh ghép bằng gân khác thay thế dây chằng chéo trước khớp gối đã bị đứt, có thể là mảnh ghép tự thân hoặc đồng loại. Tuy nhiên do hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng mô chưa phát triển nên chủ yếu vẫn là dùng các mảnh ghép tự thân là chính. Các mảnh ghép tự thân hiện nay hay được sử dụng là: mảnh ghép gân hamstring, mảnh ghép gân bánh chè, mảnh ghép gân mác dài, mảnh ghép gân tứ đầu đùi…
Việc sử dụng mảnh ghép nào là tùy theo sở thích và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên, tuy nhiên mảnh ghép hamstring vẫn là mảnh ghép được ưa thích và hay dùng hơn cả.
Sau mổ bệnh nhân sẽ được bất động chân phẫu thuật bằng nẹp Zimmer ở tư thế duỗi và đi 2 nạng không chống chân đau trong vòng 3 tuần. Sau mổ bệnh nhân sẽ được các kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn chườm đá chống sưng nề và tập vật lý trị liệu.
Theo bác sĩ, nếu mổ đúng kỹ thuật và tuân thủ theo đúng phác đồ tập vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể chơi lại thể thao sau 6-8 tháng.

Tiếp viên hàng không tử vong sau mổ khớp gối

BV Thống Nhất (TP.HCM) vừa có văn bản gửi báo chí về trường hợp tử vong của bệnh nhân Dương Châu Toàn - tiếp viên hàng không sau ca mổ khớp gối. 

GS-TS Nguyễn Đức Công, Giám đốc BV Thống Nhất (TP.HCM), vừa có văn bản gửi báo chí về trường hợp tử vong của bệnh nhân Dương Châu Toàn (sinh năm 1988), ở quận Tân Phú, TP.HCM vào BV Thống Nhất khám và điều trị với lý do: đau, mất vững khớp gối trái do trước đó 10 ngày bệnh nhân bị ngã.
Theo GS Công, kết quả chụp MRI cộng hưởng từ, bệnh nhân Toàn được chẩn đoán: Đứt dây chằng chéo trước của khớp gối bên trái, gãy mâm chày, phù nề mâm chày ngoài. Bệnh nhân được hội chẩn và có chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối trái, cắt lọc sụn chêm khớp gối trái.

Vụ tiếp viên tử vong sau phẫu thuật khớp gối: Xem xét trách nhiệm

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Thống Nhất TPHCM nhanh chóng xác minh nguyên nhân bệnh nhân Dương Châu Toàn tử vong sau phẫu thuật khớp gối. 

Bộ Y tế cũng yêu cầu xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân tham gia trong quá trình chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân Dương Châu Toàn (28 tuổi), công khai kết quả và báo cáo về Bộ Y tế trước 4/3.
Theo báo cáo của Bệnh viện Thống Nhất gửi Bộ Y tế trước đó, bệnh nhân Toàn được phẫu thuật khớp gối, tái tạo dây chằng khớp gối tại Bệnh viện Thống Nhất hôm 18/1.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.