Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp: Khóa đào tạo thiết thực, nhiều ý nghĩa

"Khóa đào tạo đã truyền tải một lượng lớn kiến thức về kinh tế tuần hoàn nói chung và mô hình kinh tế tuần hoàn nói riêng cho các doanh nghiệp” - PGS.TS Nguyễn Thế Chinh.

Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp: Khóa đào tạo thiết thực, nhiều ý nghĩa
Sau 2 ngày tham gia "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp", ngày 2/7, các học viên của Khóa đào tạo đã được tham quan mô hình kinh tế tuần hoàn tại KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng.
Tại KCN Nam Cầu Kiền, các học viên đã có những trải nghiệm thiết thực, thú vị, được tận mắt nhìn thấy mô hình tiệm cận với kinh tế tuần hoàn, thấy rõ những lợi ích to lớn mà mô hình này mang lại, tất cả đều có sự liên kết và vô cùng sạch sẽ.
Xay dung nang luc Kinh te tuan hoan cho doanh nghiep: Khoa dao tao thiet thuc, nhieu y nghia
 Các học viên tham quan tại KCN Nam Cầu Kiền. Ảnh: Thành Long

Sau thời gian tham quan, ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec (chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền) đã có buổi giao lưu, chia sẻ thân tình cùng các học viên.

Ngoài bài học, kinh nghiệm có được kể từ khi bắt đầu xây dựng KCN Nam Cầu Kiền, vị CEO của Shinec đã truyền một nguồn cảm hứng bất tận cho các học viên về lý tưởng vì một Việt Nam xanh.

Khai mở hướng đi mới cho doanh nghiệp

Chuyến đi thực tế tại KCN Nam Cầu Kiền cũng là hoạt động cuối cùng của "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp".

Phát biểu kết thúc Khóa đào tạo, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế Môi trường nhấn mạnh:

"Khóa đào tạo đã truyền tải một lượng lớn kiến thức về kinh tế tuần hoàn nói chung và mô hình kinh tế tuần hoàn nói riêng cho các doanh nghiệp.

Có nhiều loại doanh nghiệp, thứ nhất là doanh nghiệp chủ đầu tư, thứ hai là doanh nghiệp đang tiếp cận với mô hình kinh tế tuần hoàn và thứ ba là doanh nghiệp chưa bao giờ biết đến mô hình này, tức là những doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh tế tuyến tính.

Khóa đào tạo cũng truyền tải kiến thức cho các doanh nghiệp về mặt nguyên lý, những ví dụ thực tiễn đã thành công và cả những ví dụ chưa thành công.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp biết được những gì là thuận lợi, những gì là khó khăn, những gì mà họ sẽ vận dụng kiến thức đã học được từ khóa đào tạo để áp dụng cho doanh nghiệp của mình, mang lại lợi ích tổng thể nhờ mô hình kinh tế tuần hoàn".

Xay dung nang luc Kinh te tuan hoan cho doanh nghiep: Khoa dao tao thiet thuc, nhieu y nghia-Hinh-2
 PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế Môi trường phát biểu kết thúc "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp". Ảnh: Thành Long

Theo Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế Môi trường, đây là khóa đào tạo về kinh tế tuần hoàn đầu tiên với sự trợ giúp tích cực từ UNDP và Trường Đại học Khoa học ứng dụng Saxion - Hà Lan cùng nhiều chuyên gia. Trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục triển khai các khóa đào tạo tương tự, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia.

Những khóa đào tạo này sẽ chia ra theo từng nhóm ngành, ví dụ như mô hình kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp, mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, mô hình kinh tế tuần hoàn trong dịch vụ...

"Khi các doanh nghiệp thấy được lợi ích khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn từ những doanh nghiệp đi trước, họ sẽ thấy rằng mình cần phải chuyển đổi.

Với chủ trương của Đảng và Nhà nước, doanh nghiệp nào đi sớm sẽ đạt được nhiều lợi ích, nhất là đối với các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài. Nếu làm được, họ sẽ nhận được sự quan tâm của Quốc tế và gia tăng giá trị của sản phẩm", PGS.TS Nguyễn Thế Chinh kỳ vọng.

Xay dung nang luc Kinh te tuan hoan cho doanh nghiep: Khoa dao tao thiet thuc, nhieu y nghia-Hinh-3

Ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec trải lòng với các học viên tại KCN Nam Cầu Kiền. Ảnh: Thành Long

Đồng quan điểm, ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec cho rằng, "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp" là hoạt động vô cùng ý nghĩa, cần tổ chức thêm nhiều khóa đào tạo về mô hình kinh tế tuần hoàn cho cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp.

"Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trước Việt Nam từ rất lâu, và lợi ích mà mô hình này mang lại là vô cùng to lớn. Hiện Việt Nam đã khai mở hành lang để phát triển kinh tế tuần hoàn bằng Quyết định 687.

Muốn áp dụng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp cần được trang bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức. Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn là mục tiêu chung của toàn xã hội, đây cũng là cơ sở để Việt Nam thực hiện cam kết của mình tại COP26", ông Điệp nhấn mạnh.

Khóa đào tạo mang nhiều ý nghĩa, thiết thực

Là một trong những học viên xuất sắc của khóa đào tạo, chị Lê Thị Ngọc Anh – Quản lý nội dung truyền thông của TH Group nhận định, đây là một khóa học rất bổ ích, đúng nghĩa là nâng cao năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp.

"Những chuyên gia về kinh tế tuần hoàn đến từ các trường Đại học trong và ngoài nước - những người am hiểu chuyên sâu về kinh tế tuần hoàn đã cho chúng tôi nền tảng kiến thức vững chắc. Mô hình kinh tế tuần hoàn tuy mới ở Việt Nam nhưng tại TH True Milk, chúng tôi đã áp dụng mô hình này khá triệt để cách đây khoảng 10 năm.

Tuy nhiên, có những công nghệ mới, định nghĩa mới và nội dung mới về kinh tế tuần hoàn, mà thông qua khóa đào tạo chúng tôi mới được cập nhật.

Chắc chắn rằng, sau khóa đào tạo, năng lực phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao hơn", chị Ngọc Anh chia sẻ.

Xay dung nang luc Kinh te tuan hoan cho doanh nghiep: Khoa dao tao thiet thuc, nhieu y nghia-Hinh-4

Ban tổ chức trao chứng chỉ Quốc tế về kinh tế tuần hoàn cho các học viên. 

Kết thúc "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp", các học viên đã được trao chứng chỉ Quốc tế về kinh tế tuần hoàn.

Ban tổ chức hi vọng rằng, bằng những kiến thức có được về mô hình kinh tế tuần hoàn, các học viên có thể triển khai ứng dụng tại doanh nghiệp của mình, trên cơ sở đó xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có chung lý tưởng, mang lại lợi ích kinh tế tổng thể, vì một hành tinh xanh.

Viện Chính sách Kinh tế Việt Nam trực thuộc Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động, đồng thời tình trạng báo động về môi trường toàn cầu rất cấp bách. Với nhiều lợi thế, trách nhiệm của mình, Hội Kinh tế môi trường Việt Nam đã quyết định thành lập ra Viện để giúp đỡ các đơn vị Hội viên của Hội, tham vấn về chính sách, tư vấn phản biện những vấn đề nóng hổi trong bối cảnh chung của đất nước và thế giới.

[e-Magazine] TS Phạm Văn Tân: Kỳ vọng VUSTA trở thành “sân” tri thức tầm vóc

“VUSTA sẽ đào tạo phát triển đội ngũ tri thức với phương châm tập hợp, đoàn kết và phát huy; là môi trường, "sân" tri thức, có nhiều hoạt động mang tầm vóc, nhiều tham vấn, tham mưu và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước” - Nguyên Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Văn Tân nói.

[e-Magazine] TS Phạm Văn Tân: Kỳ vọng VUSTA trở thành “sân” tri thức tầm vóc

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống trong năm mới Tân Sửu 2021, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam - VUSTA) có những chia sẻ chân tình về Lãnh đạo VUSTA khóa VIII (nhiệm kỳ 2020-2025), cũng như chặng đường 38 năm Liên hiệp Hội phấn đấu vì mục tiêu trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

“Kế thừa, phát huy, nâng cao vị thế VUSTA trong đội ngũ trí thức Việt Nam”

Đồng Tháp: Họp trực tuyến Ban Tổ chức Hội thi và Cuộc thi năm 2021

Ngày 4 và 5/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức họp trực tuyến Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật và Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2021.

Đồng Tháp: Họp trực tuyến Ban Tổ chức Hội thi và Cuộc thi năm 2021
Theo số liệu thống kê của Ban thư ký, Hội thi tiếp nhận 24 giải pháp và Cuộc thi tiếp nhận 125 mô hình sản phẩm tham gia trong năm 2021. Các lĩnh vực ở Hội thi và Cuộc thi đều có các mô hình, giải pháp tham gia.
Phát biểu tại buổi họp, Ông Lê Minh Hùng thông tin đến các thành viên Ban tổ chức những điểm mới trong tiêu chí chấm thi và đặc biệt là nội dung chấm thi năm nay đều được thực hiện trên phần mềm.
Dong Thap: Hop truc tuyen Ban To chuc Hoi thi va Cuoc thi nam 2021
Ảnh chụp từ màn hình buổi họp trực tuyến 
Các thành viên Ban tổ chức tham gia đầy đủ và đồng tình với mô hình họp trực tuyến cũng như áp dụng chấm thi trên phần mềm, vì phù hợp trong điều kiện giãn cách xã hội ở địa phương.
Được biết, phần mềm Hệ thống thông tin Hội thi Cuộc thi sáng tạo là đề tài cấp cơ sở, do cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật là đơn vị chủ trì.
Đây cũng là năm đầu tiên áp dụng đề tài vào công tác chấm điểm các mô hình giải pháp tham gia Hội thi và Cuộc thi. Mỗi thành viên Hội đồng giám khảo sẽ được Ban tổ chức cấp một tài khoản đăng nhập vào hệ thống.
Trên hệ thống sẽ cung cấp bản mô tả, hình ảnh và các tài liệu liên quan đến các mô hình, giải pháp dự thi, giúp cho các thành viên Hội đồng giám khảo xem tài liệu, chấm điểm và nhận xét trực tiếp.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng”

“Đảng đã khẳng định VUSTA là “tổ chức chính trị - xã hội” của Đảng. Đó là niềm tự hào lớn lao của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sự tôn vinh này ngày càng được sâu sắc hơn” - Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng bày tỏ.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng”
Ngày 16/8, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tổ chức “Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Hội nghị có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và đông đảo đại biểu là Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Bí thư Trung ương Đảng; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo MTTQ Việt Nam… cùng toàn thể các đại biểu ở các điểm cầu tỉnh, thành trên cả nước.

Đọc nhiều nhất

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho Đất nước.
Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

(Kiến Thức) - Việc phát hiện ra bãi cọc cổ trận Bạch Đằng đặt ra nhiều vấn đề cần làm rõ như cùng là cọc phục vụ trong trận chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc Cao Quỳ to hơn so với cọc được phát hiện tại Quảng Yên? Bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 2 hay lần 3? Phương pháp chôn cọc thế nào?...

Tin mới