Tài liệu “tuyệt mật” của “ông vua vũ khí” Trần Đại Nghĩa
Kỹ thuật quân sự, công nghệ quốc phòng là vấn đề “tuyệt mật” đối với mỗi quốc gia. Để có được 30.000 trang tài liệu về lĩnh vực này mà không bị "trục xuất", GS.VS Trần Đại Nghĩa đã trải qua cả một chặng đường đầy thử thách.
Mai Loan
Tìm cách học bằng được kỹ thuật quân sự của nước ngoài
Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Trường Internat Primaire (nay là Trường THPT Lưu Văn Liệt, số 105, Đường 30/4, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) – nơi Phạm Quang Lễ học thời tiểu học. Ảnh: VAST.
Từ khi còn nhỏ, cậu học trò Phạm Quang Lễ đã thấy, nhân dân ta rất dũng cảm, kiên cường, nhưng lại thiếu vũ khí nên luôn thất bại trước vũ khí hiện đại của thực dân Pháp. Trước thực tế đó, ông luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào có được vũ khí để bớt đi sự hy sinh xương máu của đồng bào?
Năm 1933, khi mới 20 tuổi, Phạm Quang Lễ đã xuất sắc có hai bằng “Tú tài Tây” và “Tú tài bản xứ”. Tháng 9 năm 1935, người thanh niên trẻ nhận được học bổng du học Pháp.
Trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, số 235, Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) – nơi Phạm Quang Lễ học từ năm 1930 - 1933. Ảnh: VAST.
Lúc bấy giờ, theo quy định của Chính phủ Pháp, người dân thuộc địa không được phép theo học tại các trường quân sự. Kỹ thuật quân sự, công nghệ quốc phòng thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, là vấn đề “tuyệt mật” đối với mỗi quốc gia.
Phạm Quang Lễ cho rằng: “Đế quốc Pháp đâu phải là điên đến mức để cho một người Việt Nam, kể cả những kẻ đã vào Làng Tây được đến học ở các trường dạy về vũ khí hay vào làm ở các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất vũ khí”.
Tuy nhiên, với ý chí và tinh thần yêu nước nung nấu, chàng thanh niên Phạm Quang Lễ đã tìm hiểu, cố gắng tìm con đường cứu nước cứu nhà.
Thế rồi, ông được biết có một số trường đại học lớn ở Pháp giảng dạy các môn học có liên quan đến thiết kế, chế tạo vũ khí. Ngay lập tức, ông quyết định thi vào Trường Đại học Quốc gia Cầu đường Paris để tìm cách học bằng được kỹ thuật quân sự và công nghệ quốc phòng.
Lúc đó, nếu bị lộ ý định hoc kỹ thuật chế tạo vũ khí, ông có thể bị trục xuất ngay khỏi nước Pháp. Vì vậy, việc học và tìm hiểu của ông phải tiến hành trong bí mật.
Lớp sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Cầu đường Paris, năm 1936 – Phạm Quang Lễ hàng đầu đeo kính. Ảnh: VAST.
Sau khi được biết, ngoài các thư viện công cộng dành chung cho mọi người, còn có những tủ sách với nhiều tài liệu quý, hiếm dành riêng cho các giáo sư, ông đã tìm cách để tiếp cận, khai thác. Để làm được điều đó, ông phải nghĩ ra các lý do.
Chẳng hạn, khi mượn sách về thuốc nổ, ông giải thích với các giáo sư, quê hương ông là một xứ hiểm trở, nhiều núi non. Để có thể mở một con đường xuyên hầm, phải bạt từng mảng núi. Vì vậy, ông rất cần có những hiểu biết về thuốc nổ!”...
Để đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo vũ khí, ngoài việc theo học Trường Cầu đường Paris, ông theo học và lấy bằng cử nhân, chứng nhận khoa học và kỹ sư tại các trường đại học Sorbonne, Điện, Mỏ, Bách khoa và Học viện Kỹ thuật Hàng không.
Trong quá trình tiếp cận tài liệu về kỹ thuật quân sự, ngoài tiếng Pháp, Kỹ sư Phạm Quang Lễ tích cực học thêm các tiếng Đức, Nga, Anh… để có thể đọc và hiểu được nhiều tài liệu kỹ thuật quân sự.
Có trong tay tài liệu “tuyệt mật”
Năm 1939, Kỹ sư Phạm Quang Lễ làm việc ở nhiều hãng chế tạo máy bay dân dụng của Pháp với mục đích chính là tích lũy thật nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự và công nghệ quốc phòng. Thời gian làm việc cho phòng thiết kế của các hãng máy bay đã tạo điều kiện cho ông được tiếp xúc nhiều tài liệu khoa học kỹ thuật quân sự.
Do các hãng máy bay dân dụng sản xuất cả máy bay quân sự nên ông đã có cơ hội thuận lợi được tiếp cận những tài liệu về các loại pháo, súng máy, bom, mìn...
Sau 11 năm kiên trì sưu tầm, ông đã có trong tay hơn 30.000 trang tài liệu về vũ khí và công nghiệp quốc phòng nằm trong một tấn sách của mình, trong đó có nhiều tài liệu “tuyệt mật”.
Năm 1940, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức xâm lược Pháp. Đây là cơ hội tốt để Kỹ sư Phạm Quang Lễ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với nền công nghiệp quốc phòng Đức.
Năm 1942, ông sang làm việc trong Xưởng Chế tạo máy bay ở miền Trung nước Đức nhằm tận dụng mọi điều kiện để tiếp thu thành tựu của cường quốc công nghiệp quân sự này. Trong thời gian ở Đức, Kỹ sư Phạm Quang Lễ còn tham gia làm việc cho một viện nghiên cứu vũ khí và bắt đầu những bước nghiên cứu cơ bản về công nghệ chế tạo vũ khí của Đức.
Khi quân đồng minh chuyển sang tiến công phát xít Đức, ông quyết định trở lại Pháp và tiếp tục công việc nghiên cứu kỹ thuật quân sự, công nghệ quốc phòng. Chính những kiến thức thu được khi học tập ở nước ngoài đã góp phần quyết định tạo nên sự nghiệp nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ quân và dân kháng chiến sau này.
Tháng 9 năm 1945, được biết nước nhà vừa mới giành được độc lập, Kỹ sư Phạm Quang Lễ có nguyện vọng được trở về phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Ông cho rằng: Muốn bảo vệ được nền độc lập của dân tộc thì phải có quân đội mạnh, để có quân đội mạnh thì nhất thiết phải có vũ khí mạnh.
Với quyết tâm cao, ông tiếp tục bí mật nghiên cứu về kỹ thuật quân sự và công nghệ sản xuất vũ khí của các nước đế quốc để khi thời cơ đến sẽ trở về phục vụ Tổ quốc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Sau này, các loại súng lớn, súng phóng bom, các loại mìn nổ chậm… với thương hiệu “made in Vietnam”, “made by Tran Dai Nghia” đã khiến kẻ thù sửng sốt, bất ngờ, kinh hoàng, giới vũ trang, quân sự quốc tế vô cùng ngạc nhiên, thán phục.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các nhà khoa học kỹ thuật quân sự, nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế tôn vinh Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa là: “Ông phật làm súng”, “Ông vua vũ khí”...
Biết về những dấu mốc trong cuộc đời ông mới thấy, để có được những điều đó, ông đã đi cả một chặng đường dài, đáng khâm phục với một tinh thần học tập, ý chí phi thường. Đặc biệt, là với một trái tim yêu nước nồng nàn, luôn đập vì “Đại Nghĩa” – như chính cái tên Bác Hồ đặt cho ông.
“Những đóng góp và đức độ của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đối với ngành Kỹ thuật quân sự và Công nghiệp quốc phòng đất nước là niềm tự hào đối với dân tộc”, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói về những đóng góp lớn lao của GS.VS Trần Đại Nghĩa tại Hội thảo “Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa - Cuộc đời và sự nghiệp” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức.
Theo Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam; Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa (1913 - 2023) là dịp để chúng ta tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của các nhà khoa học kỹ thuật với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc nói chung, đối với Ngành Kỹ thuật quân sự và Công nghiệp quốc phòng nói riêng.
Bài viết nằm trong chuỗi hoạt động nhằm hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023) và 110 năm ngày sinh của GS. VS Trần Đại Nghĩa. Bài viết có sử dụng tư liệu của của Thượng tướng Phạm Hoài Nam.
Mời quý độc giả xem video: "Trần Đại Nghĩa không sáng chế súng Bazooka, vậy thì ông làm gì?". Nguồn: QPVN.
GS. gốc Việt Nguyễn Thục Quyên: Hành trình không tưởng vươn tới thành công
Nữ Giáo sư gốc Việt - Nguyễn Thục Quyên là một trong những nhà khoa học nữ nổi tiếng nhất thế giới. Bà vượt qua nhiều khó khăn để vươn tới thành công.
Từ 18/1 - 21/1, Tuần lễ Khoa học VinFuture được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Trong số những tên tuổi lớn tham dự sự kiện này có Giáo sư gốc Việt thành danh ở Mỹ là Nguyễn Thục Quyên.
Hà Tĩnh: 728 người được công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư từ 1945 đến nay
Theo khảo sát của LHH tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1945 đến nay đã có 728 người (quê Hà Tĩnh) được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Số liệu này được cơ quan này điều tra khảo sát vào hai lần năm 2011 và năm 2021. Trong khảo sát lần thứ nhất năm 2011 tại Hội đồng chức danh Giáo sư thì từ 1945 đến năm 2010, Hà Tĩnh có 497 người được phong chức danh GS, PGS, trong đó có 119 GS và 378 PGS. Tại lần khảo sát thứhai năm 2021 kết quả cho biết trong 10 năm (từ 2011đến 2021) có 273 người Hà Tĩnh được phong GS, PGS trong đó có 42người được phong, đặc cách từ PGS lên GS chiếm tỉ lệ gần 1/10 cả nước. Theo số liệu, trung bình trong 10 năm gần đây, mỗi năm Hà Tĩnh có gần 30 người được phong hàm GS, PGS, trong đó năm có số lượng lớn nhất là 2017 với 60 người (6 giáo sư và 54 PGS).
Tỉnh Hà Tĩnh tổ chức gặp mặt Giáo sư, trí thức tiêu biểu quê hương Hà Tĩnh năm 2013.
Từ kết quả tổng hợp, tính từ 1945 đến cuối năm 2021 có tổng cộng 728 người quê Hà Tĩnh có học hàm GS, PGS (tính đến lần khảo sát thứ 2 có 770 lượt phong, trong đó có 42 GS được phong và đặc cách từ PGS lên được trừ đi, tổng còn lại 728 GS, PGS) trong đó có 161 GS và 567 PGS. Tự hào trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực. Tiêu biểu như GS, TSKH Phan Đình Diệu, GS Lê Văn Thiêm, GS Hoàng Xuân Hãn, GS Võ Quý, GS NSND Trần Thu Hà, GS.TS. Phan Nguyên Hồng, GS Phong Lê, GS Phan Huy Lê, GS Phạm Đức Dương …
Số liệu tổng hợp khảo sát số lượng PGS-GS từ 1945 đến 2021.
Đặc biệt Hà Tĩnh từng có 3 Uỷ viên Bộ Chính trị đồng thời đều là những nhà khoa học lớn gồm GS.TS Nguyễn Đình Tứ, GS.TS Nguyễn Đức Bình, GS.TS Lê Xuân Tùng.Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn có GS Lê Văn Thiêm (cùng với GS Hoàng Tụy-Quảng Nam) là một trong hai nhà toán học được Chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996.
Gần đây Hà Tĩnh là địa phương có 2 nhà khoa học (sinh 1970) được đặc cách phong tặng danh hiệu Giáo sư là Phùng Hồ Hải (2012) và Trần Đình Hòa (2013).
Ngoài ra nhiều người con ưu tú của Hà Tĩnh dù không được phong học hàm GS, PGS nhưng tên tuổi và những đóng góp đã đi vào lịch sử trên các lĩnh vực.
Trong nhiều năm qua Hà Tĩnh cũng đã có nhiều chính sách để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời phát huy được nguồn lực con em xa quê trên tất cả các mặt trong đó có các nhà khoa học cho sự phát triển quê hương.Đây là đội ngũ trí thức bậc cao đã và đang cùng với các doanh nhân, chính trị gia đóng góp cho hành trình tỉnh Hà Tĩnh.
Chân dung 3 ứng viên Giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2022
Ngày 1/11, Hội đồng giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách 383 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, phó Giáo sư năm 2022. Đặc biệt, 3 ứng viên trẻ tuổi nhất được xét đạt chuẩn Giáo sư năm 2022 cùng sinh năm 1979 (43 tuổi).
Trong tồng số 34 ứng viên Giáo sư năm nay, 3 ứng viên trẻ nhất (không tính ngành khoa học quân sự và khoa học an ninh do không công khai thông tin) đều sinh năm 1979.
Trong đó, tính theo tháng sinh, ứng viên Giáo sư trẻ nhất là TS Lê Văn Cảnh, ngành Cơ học.
TS Lê Văn Cảnh, ngành Cơ học, 1 trong 3 ứng viên giáo sư trẻ nhất năm 2022. Ảnh: Tia Sáng.
Tiến sĩ Lê Văn Cảnh (sinh tháng 11), quê Quảng Nam, tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội năm 2001, sau đó học chương trình thạc sĩ Việt-Bỉ ngành cơ học xây dựng tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.
TS Cảnh từng là giảng viên Trường CĐ Xây dựng số 2. Ông học tiến sĩ tại Trường ĐH Sheffield (Vương quốc Anh) theo Chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy TPHCM. Sau đó, ông làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Sheffield.
Từ năm 2011, tiến sĩ Lê Văn Cảnh về công tác tại Trường ĐH Quốc tế. Năm 2014 ông Cảnh nhận giải thưởng Quả cầu vàng. Hiện tại, ông Cảnh là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM).
(Kiến Thức) - Theo dự đoán cho 12 con giáp, tuổi Mùi nhẹ nhàng nhưng đầy ý chí và có cái nhìn thực tế, nên luôn biết cách phát triển kinh tế. Tuổi Sửu vốn đáng tin cậy, có nề nếp, vận số sẽ dồn vào 10 năm tới.
Theo dự đoán, trong 10 ngày sắp tới những con giáp này cực kỳ may mắn đầu tư tiền vào đâu cũng sinh lời. Bản thân họ cũng có những cố gắng, nhanh nhạy trong nắm bắt thời cơ để bứt phá mạnh mẽ.
Xem tử vi cuối năm Nhâm Dần cho thấy: Có 4 con giáp gặp phải hạn nặng. Những con giáp bị gọi tên sâu đây phải chuẩn bị tinh thần đối diện với nhiều chuyện đen đủi, không như ý, đặc biệt là vào dịp cuối năm.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được một kho báu tiền cổ tại công trường xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Anh. Những đồng tiền này có niên đại gần 1.000 tuổi.
Sử thi Gilgamesh không chỉ là một câu chuyện phiêu lưu mà còn là một tác phẩm đầy tính triết học, phản ánh sự đấu tranh của con người với câu hỏi về sự sống, cái chết, và ý nghĩa cuộc đời.
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Mão tính cách rộng lượng, nhận lời xin lỗi của bạn. Trong khi đó, người tuổi Thân có thể kiếm được khoản tiền lớn.
Sau Rằm tháng Chạp, có 3 con giáp được Thần tài đặc biệt chiếu cố, tài lộc hanh thông, tiền bạc dồi dào. Liệu bạn có nằm trong số những người may mắn đó?
Các chuyên gia, nhà khảo cổ đã tìm thấy một số kho báu giá trị bên tại các công trình cổ xưa như nhà thờ, nhà hát... Những kho báu này vô cùng quý hiếm và ước tính có giá "khủng".
Trong chuyến hải hành đầu tiên và cũng là cuối cùng, tàu Titanic đã đâm vào tảng băng trôi và chìm xuống Đại Tây Dương năm 1912. Nếu thủy thủ đoàn không bỏ qua cảnh báo thì thảm kịch có thể không xảy ra.
Năm 1830, Tổng thống Mỹ Andrew Jackson ân xá cho tử tù George Wilson và giảm hình phạt xuống 22 năm tù giam. Thế nhưng, Wilson từ chối chấp nhận ân xá.