Gỡ “điểm nghẽn” cho tạp chí trực thuộc các hội ngành toàn quốc

Sáng 27/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tạp chí trực thuộc các hội ngành toàn quốc”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tạp chí trực thuộc các hội ngành toàn quốc”, PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho hay, trong hệ thống các cơ quan báo chí hiện nay của Việt Nam, có 47 cơ quan báo chí trực thuộc Hội ngành toàn quốc trong hệ thống VUSTA.
Go “diem nghen” cho tap chi truc thuoc cac hoi nganh toan quoc
 Quang cảnh hội thảo.
Hệ thống báo chí của VUSTA trong những năm qua, thể hiện được vai trò mạnh mẽ của mình trong các lĩnh vực, tuyên truyền chủ tương của Đảng, Nhà nước; tham gia phổ biến kiến thức trên từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể; các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội…
Go “diem nghen” cho tap chi truc thuoc cac hoi nganh toan quoc-Hinh-2
 PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. 
Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tạp chí trực thuộc các hội ngành toàn quốc” thực chất tựa như một tọa đàm sâu, mang tính chất “sống còn” của các tạp chí, bàn về các khía cạnh: Các tạp chí trực thuộc hội ngành có cần tồn tại hay không? Nếu cần tồn tại, thì tồn tại thế nào? Giải pháp nào để tồn tại, hoạt động hiệu quả?
“Tôi cho rằng, vẫn rất cần các tạp chí thuộc các hội ngành, bởi đây là tiếng nói của các nhà khoa học trong từng lĩnh vực sâu. Tuy nhiên, liên quan đến việc tinh gọn bộ máy, cần bàn thế nào để các tạp chí này hoạt động cho hiệu quả, phương thức tổ chức thế nào… “, ông Linh nói.
“Tạp chí không thể “báo hóa”
Phát biểu tại Hội thảo, nhà báo Hồ Quang Hòa, Tổng Biên tập Tạp chí Tâm lý Giáo dục (Hội Khoa học – Tâm lý Giáo dục Việt Nam) khẳng định, tạp chí trực thuộc các hội ngành toàn quốc không chỉ là phương tiện thông tin chuyên ngành mà còn là diễn đàn trao đổi tri thức, nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục và đời sống. Với vai trò quan trọng này, các tạp chí đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức xã hội, phát triển chuyên môn và thúc đẩy tiến bộ trong từng ngành nghề.
Go “diem nghen” cho tap chi truc thuoc cac hoi nganh toan quoc-Hinh-3
 Nhà báo Hồ Quang Hòa, Tổng Biên tập Tạp chí Tâm lý Giáo dục (Hội Khoa học – Tâm lý Giáo dục Việt Nam).
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của truyền thông hiện đại, sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả, hiệu quả hoạt động của nhiều tạp chí vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tạp chí trực thuộc các hội ngành toàn quốc, theo ông Hòa, cần các giải pháp đồng bộ. Trong đó, việc xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, dựa trên tầm nhìn rõ ràng và phù hợp với sứ mệnh của từng hội ngành, là điều thiết yếu. Đồng thời, cần đẩy mạnh “số hóa”, huy động nguồn lực tài chính thông qua đa dạng hóa nguồn thu…
“Những giải pháp này, khi được thực hiện đồng bộ và linh hoạt, sẽ góp phần nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động của các tạp chí ngành nghề trên phạm vi toàn quốc”, ông Hòa nói.
Go “diem nghen” cho tap chi truc thuoc cac hoi nganh toan quoc-Hinh-4
 Nhà báo Ngô Đức Hành, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cầu Đường Việt Nam.
Nhà báo Ngô Đức Hành, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cầu Đường Việt Nam cho hay, Cầu đường Việt Nam là tạp chí khoa học, một trong 27 tạp chí thuộc VUSTA được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính điểm với hệ số tính điểm 0,75. Từ ngày xuất bản đến nay, Tạp chí chưa bao giờ “chạy” theo thị hiếu, không bị “báo hóa”. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng bài khoa học trên từng số tạp chí in cũng là một vấn đề lớn.
Theo ông Hành, báo chí trên thế giới đã và đang chuyển dần sang xu thế “tạp chí hóa”, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế hàng đầu đang tiệm cận gần hơn với phương thức khai thác thông tin trên tạp chí (góc nhìn, quan điểm, luận cứ khoa học.
Đáng tiếc ở Việt Nam, dù đã được quy hoạch, sắp xếp, theo Quyết định 362/QĐ-TTg nhưng các tạp chí vẫn “chủ động” báo hóa (khai thác tin tức, phản ánh, viết bài điều tra...
“Tạp chí không thể “báo hóa”, càng không thể “chạy theo” internet, mạng xã hội để tìm kiếm thông tin câu view, câu like mà cái chính, chủ yếu là nâng cao hàm lượng khoa học của các bài khoa học đăng tải trên tạp chí”, ông Hành nêu quan điểm.
Đưa ra giải pháp, nhà báo Ngô Đức Hành đề nghị Vụ Báo chí Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cần nghiên cứu cụ thể hóa “tôn chỉ mục đích” đối với tạp chí. Đồng thời, cần cụ thể hóa, tiêu chuẩn, độ tuổi bổ nhiệm Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập các tạp chí (nhất là với các Tạp chí khoa học, có hệ số tính điểm của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước).
“Tạp chí Cầu đường từng đã tìm những người có học vị tiến sĩ, đủ các tiêu chuẩn để làm TBT, nhưng vẫn không tìm được. Tôi cho rằng đây là điểm nghẽn, cần tạo hành lang pháp lý để những tạp chí khoa học tồn tại và phát triển”, ông Hành nói.
Cùng với đó, ông Hành đề nghị, Vụ Báo chí Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cần xem xét việc cấp phép điện tử cho các tạp chí khoa học chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, lan tỏa việc phổ biến thành tựu mới sản phẩm mới về khoa học công nghệ chuyên ngành.
Tập trung phổ biến kiến thức, khai thác “mỏ vàng” chuyên gia
Phát biểu tại Hội thảo, nhà báo Lê Hồng (VUSTA) nhấn mạnh tới việc tập trung nguồn lực cho việc phổ biến kiến thức. Theo nhà báo Lê Hồng, đây là vấn đề hàng đầu, cốt lõi để các tạp chí khoa học phát huy. Bởi tri thức luôn có sức sống mãnh liệt, các quốc gia hàng đầu phát triển tới đỉnh cao cũng như nắm giữ và phát huy được trí tuệ của nhân loại.
Go “diem nghen” cho tap chi truc thuoc cac hoi nganh toan quoc-Hinh-5
 Nhà báo Lê Hồng phát biểu tại hội thảo.
Khi kiên trì đi theo định hướng này, người làm tạp chí khoa học sẽ ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, ít chịu sự cạnh tranh hơn so với việc hàng ngày phải cập nhật tin tức nóng. Tập trung nguồn lực cho việc phổ biến kiến thức tới các nhóm độc giả, tạp chí sẽ xây dựng được một kho tri thức khổng lồ và giữ chân được hàng triệu bạn đọc trung thành từ các nền tảng như Website, Google, Facebook.
“Tạp chí khoa học nên tận dụng thế mạnh chuyên sâu của mình để khai thác “chất xám” của các nhà khoa học, đây được coi là “mỏ vàng” của các tạp chí trong công tác phổ biến kiến thức cũng như tư vấn phản biện xã hội, nhiệm vụ trọng tâm của VUSTA”, ông Hồng nói.
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, theo ông Hồng, cần có chính sách kịp thời chia sẻ, hỗ trợ để các cơ quan Tạp chí khoa học - công cụ truyền thông thiết yếu hoạt động có hiệu quả.
Các tạp chí khoa học cũng như các cơ quan quản lý phải quan tâm đúng mức, đúng cách, đào tạo, phát triển đội ngũ nhà báo chính luận, có khả năng phân tích, bình luận chính sách cũng như các vấn đề khoa học, kinh tế - xã hội. “Bởi nhà báo của tạp chí khoa học không đơn thuần chỉ là nhà báo đưa tin thông thường”, ông Hồng nhấn mạnh.
Phát biểu kết thúc hội thảo, PGS.TS Phạm Ngọc Linh khẳng định vai trò cần thiết của các tạp chí thuộc hội ngành. “Bởi VUSTA có chức năng tập hợp đội ngũ trí thức, thì cần có một diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi, nêu ý kiến. Nên không thể xóa bỏ các tạp chí được”, ông Linh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Linh, để phù hợp với xu thế chung, thì cần có nhiều giải pháp. Trong đó, có giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân lực, tự chủ về mặt tài chính… làm sao để bảo đảm chất lượng… Các ý kiến tại Hội thảo sẽ được tập hợp, và gửi tới Bộ TT&TT.
 

Dàn ôtô, xe máy thay áo cổ vũ đội tuyển Olympic Việt Nam

Hòa với bầu không khí chiến thắng của Olympic Việt Nam tại đấu trường ASIAD, nhiều chủ xe nhân của những chiếc ôtô và xe máy đã quyết định lên tem cổ động trước trận đấu quyết định gặp Olympic Hàn Quốc.

Dan oto, xe may thay ao co vu doi tuyen Olympic Viet Nam

Không khí cả nước đang nóng hơn trong những ngày qua khi đội tuyển Olympic Việt Nam vào đến bán kết đấu trường bóng đá ASIAD. Nhiều người cũng quyết định lên áo mới cho chiếc xe của mình để cổ vũ tinh thần cho các tuyển thủ.

Thượng tướng Tô Lâm: Truy bắt bằng được đối tượng gây án sát hại 2 “hiệp sĩ”

(Kiến Thức) -Thượng tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo, phối hợp với Công an TP. Hồ Chí Minh tổ chức truy bắt bằng được đối tượng gây án, củng cố hồ sơ, sớm đưa các đối tượng ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật…

Liên quan vụ án hai hiệp sĩ bị nhóm trộm SH đâm chết tại TP HCM, ngày 14/5, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư thăm hỏi ân cần, chia buồn sâu sắc và tri ân tới gia đình và cá nhân những “Hiệp sĩ đường phố” đã hy sinh và bị thương.
Theo nội dung thư, lãnh đạo Bộ Công an được báo cáo: Hồi 21 giờ 20 phút ngày 13/5/2018, 05 người dân “Hiệp sĩ đường phố” thuộc quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện, dũng cảm vây bắt tội phạm trộm cắp xe máy tại trước nhà số 348C Cách mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, bị chúng dùng hung khí chống trả, làm 2 người chết, 3 người bị thương.

Chuyện lạ hôm nay: Làm việc khó tin, chàng trai suýt mất cả bàn tay

(Kiến Thức) - Vào ngày hè nóng nực, tất cả đồ uống lạnh đều được yêu thích. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận với đồ uống lạnh, bạn sẽ không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nguy cơ bị thương. Việc khó tin này đã khiến chàng trai suýt mất cả bàn tay.

Mới đây, tại Trung Quốc đã xảy ra sự việc khó tin. Một chàng trai vì không cẩn thận khi dùng đồ uống lạnh đã suýt chút nữa mất luôn cả bàn tay của mình.
Chuyen la hom nay: Lam viec kho tin, chang trai suyt mat ca ban tay
 
Cụ thể, vào trước khi ăn cơm tối ngày 29/7, anh Tiểu Viên Hòa đột nhiên muốn uống đồ lạnh.

Đọc nhiều nhất

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho Đất nước.
Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

(Kiến Thức) - Việc phát hiện ra bãi cọc cổ trận Bạch Đằng đặt ra nhiều vấn đề cần làm rõ như cùng là cọc phục vụ trong trận chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc Cao Quỳ to hơn so với cọc được phát hiện tại Quảng Yên? Bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 2 hay lần 3? Phương pháp chôn cọc thế nào?...

Tin mới