Nỗ lực thành lập công viên địa chất toàn cầu ở Phú Yên

Nước ta có 3 CVĐC nằm trong mạng lưới 195 CVĐC toàn cầu thuộc 48 quốc gia là CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang, CVĐC Non nước - Cao Bằng và CVĐC toàn cầu Đắk Nông.

Bộ KH&CN vừa nghiệm thu đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu đánh giá giá trị di sản địa chất và các di sản khác làm cơ sở khoa học hướng tới thành lập công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở tỉnh Phú Yên”.
Đây là nhiệm vụ được Bộ KH&CN phê duyệt, do TS Nguyễn Văn Toàn (Viện Nghiên cứu Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn) làm chủ nhiệm; Viện Nghiên cứu Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn - Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là cơ quan chủ trì. Đề tài thực hiện từ ngày 1/3/2021-31/8/2023, với tổng kinh phí hơn 4,3 tỉ đồng.
Xây dựng được cơ sở khoa học
Theo TS Nguyễn Văn Toàn, ở nước ta có 3 CVĐC được UNESCO vinh danh nằm trong mạng lưới 195 CVĐC toàn cầu UNESCO thuộc 48 quốc gia là CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang, CVĐC Non nước - Cao Bằng và CVĐC toàn cầu Đắk Nông.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, các khu vực sau khi được công nhận là CVĐC toàn cầu đã góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy phát triển du lịch, gia tăng nguồn thu, cải thiện thu nhập, từ đó góp phần bảo tồn và phát triển bền vững di sản địa chất và di sản khác tại các địa phương có danh hiệu.
Ngoài 3 CVĐC nói trên còn nhiều khu vực có tiềm năng thành lập CVĐCkn quốc gia, hướng tới thành lập CVĐC toàn cầu UNESCO, trong đó có khu vực ven biển Phú Yên.
Cũng theo TS Nguyễn Văn Toàn, Phú Yên có di sản địa chất, địa mạo độc đáo, phản ánh các đặc trưng của đá biến chất cổ từ khoảng 2,5 tỉ đến 542 triệu năm trước.
Ngoài ra, Phú Yên còn mang bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa đặc sắc với những công trình kiến trúc, các phong tục tập quán, làng nghề truyền thống và ẩm thực phong phú.
Với vị trí địa lý và đặc điểm văn hóa như vậy, Phú Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình bền vững dựa trên danh hiệu CVĐC, nhất là tại các địa phương như: TX Sông Cầu, TX Đông Hòa, huyện Tuy An, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa, TP Tuy Hòa và một số đảo ven bờ biển thuộc tỉnh.
Ngoài ra, Phú Yên còn có sự đa dạng về cấu trúc địa chất, thạch học, địa hình, địa mạo tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn, kỳ vĩ. Đồng thời là nơi hội tụ của các đới kiến tạo, có lịch sử phát triển lâu đời từ tiền Cambri đến ngày nay.
Cùng với sự tham gia của hầu hết quá trình địa chất như magma (xâm nhập, phun trào), biến chất; trầm tích (sông, hồ, biển, gió); các hoạt động kiến tạo như nén ép, tách giãn với các hệ thống đứt gãy, khe nứt theo nhiều phương khác nhau kết hợp với sự chạm khắc của quá trình ngoại sinh (phong hóa, bóc mòn, mài mòn, vận chuyển vật liệu sông suối, biển gió…) để lộ ra sự đa dạng của các hệ tầng tạo nên tính đặc thù của cảnh quan và địa hình khu vực. Một số thắng cảnh nổi tiếng được công nhận như đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa, vịnh Xuân Đài…
Những điểm lộ đá bazan dạng cột, các đá biến chất, đá phun trào là những di sản đá mang đậm giá trị khoa học địa chất, độc đáo và thẩm mỹ. Bên cạnh các di sản địa chất còn có nhiều di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, khảo cổ và sự đa dạng về sinh học có giá trị làm nên giá trị của khu vực, xứng đáng được thành lập CVĐC.
“Nhiệm vụ khoa học lần này đã thu được những kết quả đáng ghi nhận như: Đánh giá giá trị di sản địa chất và các di sản khác ở tỉnh Phú Yên; đánh giá triển vọng thành lập CVĐC toàn cầu UNESCO ở Phú Yên; tổng hợp định hướng, đề xuất giải pháp bảo tồn, quản lý, khai thác và phát triển bền vững di sản địa chất và các di sản khác; bộ cơ sở dữ liệu về di sản địa chất và các di sản khác khu vực dự kiến thành lập CVĐC toàn cầu UNESCO ở Phú Yên bao gồm dữ liệu không gian với 5 bản đồ: Phân bố di sản địa chất, phân bố di sản văn hóa vật thể; phân bố di sản văn hóa phi vật thể; định hướng du lịch địa chất, văn hóa lịch sử; phân bố hệ sinh thái, ứng dụng phần mềm hỗ trợ quản lý khai thác cơ sở dữ liệu”, TS Nguyễn Văn Toàn cho biết thêm.
No luc thanh lap cong vien dia chat toan cau o Phu Yen
 Di tích quốc gia đặc biệt gành Đá Đĩa một thành tố quan trọng và ý nghĩa khi xây dựng công viên địa chất toàn cầu Phú Yên. Ảnh: TRẦN QUỚI

Phát triển du lịch dựa trên giá trị di sản địa chất

Theo TS Nguyễn Hữu Xuân, Trường đại học Quy Nhơn, để Phú Yên hướng tới thành lập được CVĐC thì vùng quy hoạch CVĐC cần đánh thức được những tiềm năng to lớn, khắc phục được những hạn chế, rủi ro và những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và những mặt trái của kinh tế thị trường.

Đồng thời, việc xây dựng, thành lập CVĐC phải gắn chặt với bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia. Song song đó cần nghiên cứu và đầu tư phát triển các tour tuyến du lịch liên kết nội vùng và liên kết đa ngành bao gồm di sản địa chất; di sản văn hóa lịch sử giao thoa giữa nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa cả nền văn hóa Việt và đa dạng sinh học. Chỉ có như vậy mới tạo nên sự phát triển bền vững, mang lại công ăn việc làm và thu nhập, góp phần nhanh chóng cải thiện đời sống người dân.

“Việc xây dựng để thành lập CVĐC toàn cầu tỉnh Phú Yên hướng tới danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi tạo ra sự đột phá trong việc tạo dựng thương hiệu tầm quốc gia và quốc tế, thúc đẩy du lịch và tăng cường hội nhập của tỉnh”, TS Nguyễn Hữu Xuân nói.

Mặc dù là tỉnh đi sau trong việc xây dựng CVĐC nhưng Phú Yên có lợi thế là học hỏi được những bài học từ các địa phương đi trước, trong đó nổi lên là vấn đề du lịch bền vững, để có thể thiết kế một chiến lược phát triển khoa học, có tầm nhìn, nhìn thấy trước và giảm thiểu được những tác động tiêu cực gặp phải trong quá trình phát triển.

Đó là vấn đề quy hoạch tích hợp khoa học giữa các lĩnh vực; vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị địa chất, bảo tồn cảnh quan trước du khách. Đó còn là những vấn đề xã hội liên quan đến chuyển đổi sinh kế, biến đổi văn hóa gốc bản địa theo hướng thương mại hóa…

“Thiên nhiên và lịch sử hình thành đã ban tặng cho Phú Yên những tài nguyên địa chất độc đáo, những di sản văn hóa lịch sử đậm đà bản sắc và hệ sinh thái có ý nghĩa nhân loại. Những gì mà Phú Yên cần làm sẽ là phát huy đúng hướng các giá trị này một cách toàn diện, có hiệu quả kinh tế cao với tầm nhìn dài hạn và bền vững, thông qua việc lựa chọn các mô hình và chiến lược phát triển phù hợp. Hiện nay, Phú Yên đang thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Phú Yên quy hoạch chi tiết, xây dựng CVĐC Phú Yên”, ông Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN cho hay.

 Đề tài sẽ cung cấp nguồn thông tin đầy đủ về di sản địa chất và các di sản khác, là cơ sở khoa học để thành lập CVĐC ở Phú Yên nói riêng cũng như góp phần hình thành một phần trong mạng lưới CVĐC quốc gia; phục vụ cho bảo tồn, bảo vệ, quản lý và khai thác hợp lý phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội. Đồng thời đề xuất các công việc cần làm tiếp theo nhằm xây dựng được cơ sở khoa học cho việc thành lập CVĐC toàn cầu ở Phú Yên.

TS Nguyễn Văn Toàn (Viện Nghiên cứu Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn)

Việt Nam hiện có bao nhiêu công viên địa chất toàn cầu?

Việt Nam có 3 công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận. Đó là: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất Đắk Nông.

Việt Nam hiện có bao nhiêu công viên địa chất toàn cầu?
Viet Nam hien co bao nhieu cong vien dia chat toan cau?
 Việt Nam hiện có 3 công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận. Theo thứ tự thời gian công nhận, đó là: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn ở tỉnh Hà Giang (2010 - đầu tiên ở Việt Nam, thứ 2 ở Đông Nam Á), Công viên địa chất Non nước Cao Bằng ở tỉnh Cao Bằng (2018), Công viên địa chất Đắk Nông ở tỉnh Đắk Nông (2020). Ảnh: Hoàng Hải Thịnh.

Choáng ngợp báu vật độc nhất vô nhị ở công viên địa chất Đắk Nông

Với diện tích 4.760km, công viên địa chất Đắk Nông có hệ thống hang động núi lửa đồ sộ nhất Đông Nam Á với 50 hang động, tổng chiều dài hơn 10.000m. Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu các miệng núi lửa, thác nước... độc nhất vô nhị.

Choáng ngợp báu vật độc nhất vô nhị ở công viên địa chất Đắk Nông
Choang ngop bau vat doc nhat vo nhi o cong vien dia chat Dak Nong
Công viên địa chất Đắk Nông được thành lập ngày 31/12/2015, có diện tích 4.760km², trải dài trên địa phận 6 huyện, thị xã (Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G'long và TX.Gia Nghĩa). 
Choang ngop bau vat doc nhat vo nhi o cong vien dia chat Dak Nong-Hinh-2

Theo thông tin từ Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông, lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm trước. Do các vận động kiến tạo của lớp vỏ trái đất, khu vực này được nâng lên và xuất hiện núi lửa. 

Tận mục kho báu hiếm có ở Công viên địa chất Non nước Cao Bằng

Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là một vùng đất hiếm có ở Việt Nam. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản…, đặc biệt là các cảnh quan đá vôi là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của trái đất.

Tận mục kho báu hiếm có ở Công viên địa chất Non nước Cao Bằng
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang

Công viên địa chất Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.275 km2 (chiếm gần một nửa diện tích của tỉnh Cao Bằng).

Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-2
Các nhà khoa học đã phát hiện có trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi phong phú, đa dạng (các tháp đá, nón, thung lũng, hang động, hệ thống sông hồ, hang ngầm…) phản ánh một chu kỳ tiến hóa karst hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới Bắc Việt Nam. 
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-3
Thêm vào đó là rất nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản hình thành ở vùng đất này. 
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-4
 Cảnh quan núi đá vôi trùng điệp, thung lũng, hang động, những dòng sông, hồ nước xanh ngát, các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản,... tạo nên sự độc đáo hiếm có của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, nơi du khách có thể tìm hiểu địa chất có lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-5
Hang Pác Bó, suối Lê Nin, thác Bản Giốc, hồ Thang Hen, Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, Khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn Cao Vít… là những “báu vật” của công viên địa chất đẹp mê hoặc này.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-6
Thác Bản Giốc: Nằm trong công viên địa chất Non Nước Cao Bằng, Bản Giốc - Thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, thuộc địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 m với nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi.  
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-7
 Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén: Vườn quốc gia này có địa hình phức tạp, với chủ yếu là núi cao, thung lũng nhỏ hẹp, nhiều nơi dốc đứng. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m đến gần 2.000m so với mực nước biển, như Phia Oắc cao 1.935 m, Phia Đén cao 1.391 m.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-8
Khu bảo tồn loài-sinh cảnh vượn Cao Vít, Trùng Khánh: Khu bảo tồn có tổng diện tích gần 7.600 ha, trong đó vùng lõi có 1.600 ha. Vượn Cao Vít không đuôi, tay dài, con trưởng thành nặng khoảng 7-8 kg.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-9
 Hồ Thăng Hen: Đây là quần thể hồ-hang-sông và hang ngầm. Quần thể hồ Thăng Hen đã ghi nhận đến nay gồm 36 hồ tự nhiên liên thông với nhau qua hệ thống các hang, sông ngầm.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-10
Hang Kỳ Rằng: Đây là hang hóa thạch, dài 417 m, sâu khoảng 34 m, rộng nhất 30 m, hẹp nhất 0,7m, thoải dần từ cửa vào đến cửa ra. Hang có hệ thống nhũ phát triển rất đồ sộ, đẹp và còn đang được bảo tồn tốt.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-11
 Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó: Pác Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, trong đó hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi khi trở về Tổ quốc (08/02/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pác Bó còn có nghĩa đen là “miệng nguồn”.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-12
 Không chỉ có các đặc điểm địa chất độc đáo, đây còn là nơi sinh sống của 9 dân tộc khác nhau, như Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao, Sán Chay...
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-13
 Ngày 12/4/2018, UNESCO đã chính thức công nhận Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-14
Hiện có ba “tuyến đường trải nghiệm” cho du khách khám phá Công viên địa chất Non nước Cao Bằng. 
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-15
Tuyến 1: Khám phá Phia Oắc – Vùng núi của Những đổi thay: Tuyến này các điểm dừng chân như: Di chỉ đại dương cổ, đồn Khai Phắt, Hợp tác xã thêu hoa văn và in sáp ong của người Dao Tiền, mỏ thiếc Tĩnh Túc, Vườn quốc gia Phia Oắc.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-16
Tuyến 2: Tuyến tham quan “Trở về nguồn cội”: Các điểm dừng chân của tuyền này gồm Đền Dẻ Đoóng, hang Ngườm Bốc, đền Vua Lê, Vườn Đá, Ngườm Slưa, hóa thạch Cúc Đá, trọng tâm là Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó.
Tan muc kho bau hiem co o Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang-Hinh-17
Tuyến 3: Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên: Khách du khách sẽ có dịp đến với các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian, cũng như những món ăn nổi tiếng của người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ… 

Mời độc giả xem video: Tụ tập hát karaoke, 12 đối tượng ở Cần Thơ bị phạt 195 triệu đồng. Nguồn: THDT.

Đọc nhiều nhất

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho Đất nước.
Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

(Kiến Thức) - Việc phát hiện ra bãi cọc cổ trận Bạch Đằng đặt ra nhiều vấn đề cần làm rõ như cùng là cọc phục vụ trong trận chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc Cao Quỳ to hơn so với cọc được phát hiện tại Quảng Yên? Bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 2 hay lần 3? Phương pháp chôn cọc thế nào?...

Tin mới