WHO đã giải ngân 1,5 triệu USD phòng chống đậu mùa khỉ

WHO vừa ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) lây lan ở châu Phi. Tổ chức Y tế thế giới đã giải ngân 1,5 triệu đô la cho kế hoạch phòng chống bệnh này.

Ủy ban khẩn cấp của WHO đã có cuộc họp vào sáng 14/8 với 16 chuyên gia quốc tế tham dự. Cuộc họp diễn ra sau khi cơ quan giám sát y tế của Liên minh châu Phi (AU) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cấp châu lục (PHEIC) vì đợt bệnh đậu mùa khỉ bùng phát đang lan mạnh.

WHO da giai ngan 1,5 trieu USD phong chong dau mua khi
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh Reuters)

Theo Reuters, đây là lần thứ 2 trong vòng 2 năm qua, WHO ban bố Mpox là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu sau khi dịch bệnh do virus này bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo và đã lan sang các nước láng giềng, với hơn 17.000 trường hợp nghi ngờ, hơn 500 ca tử vong trong năm nay, chủ yếu là trẻ em ở Congo. Congo cũng là nơi đầu tiên loại virus gây bệnh đậu mùa được phát hiện ở người vào năm 1970.

Trạng thái PHEIC là mức cảnh báo cao nhất của WHO và nhằm mục đích đẩy nhanh nghiên cứu, tài trợ và các biện pháp y tế công cộng quốc tế cũng như hợp tác để ngăn chặn dịch bệnh.

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus: “Rõ ràng là cần có phản ứng phối hợp quốc tế để ngăn chặn những đợt bùng phát này và cứu sống nhiều người".

Mpox có thể lây lan qua tiếp xúc gần, thường nhẹ, nhưng hiếm khi gây tử vong. Nó gây ra các triệu chứng giống cúm và các tổn thương chứa đầy mủ trên cơ thể.

Đợt bùng phát ở Congo bắt đầu bằng sự lây lan của một chủng đặc hữu, được gọi là nhánh I. Nhưng một biến thể mới, nhánh Ib, dường như lây lan dễ dàng hơn thông qua tiếp xúc gần thông thường, bao gồm cả quan hệ tình dục. Bệnh đã lan từ Congo sang các nước láng giềng, bao gồm Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda, khiến WHO phải vào cuộc.

"Việc phát hiện một nhánh Mpox mới ở miền đông DRC, cùng với việc phát hiện sự lây lan của nó ở các quốc gia lân cận trước đây chưa từng báo cáo về Mpox rất đáng lo ngại về khả năng lây lan rộng ở châu Phi và xa hơn nữa", Tedros lo lắng.

WHO da giai ngan 1,5 trieu USD phong chong dau mua khi-Hinh-2
 Lấy mẫu một đứa trẻ nghi ngờ mắc bệnh Mpox tại một trung tâm điều trị ở Munigi, tỉnh Bắc Kivu, Cộng hòa Dân chủ Congo ngày 19/7/2024. (Ảnh Reuters)

Tedros cho biết, WHO đã giải ngân 1,5 triệu đô la tiền quỹ dự phòng và có kế hoạch giải ngân thêm trong những ngày tới. Kế hoạch ứng phó của WHO sẽ cần 15 triệu đô la ban đầu và cơ quan này có kế hoạch kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ.

Theo Giáo sư Dimie Ogoina, Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp Mpox của WHO, tất cả các thành viên đều nhất trí rằng, sự gia tăng các ca bệnh hiện nay là một "sự kiện bất thường", với số ca bệnh kỷ lục ở Congo.

Vắc-xin và thay đổi hành vi đã giúp ngăn chặn sự lây lan khi một chủng Mpox khác lây lan trên toàn cầu, chủ yếu ở nam giới quan hệ tình dục đồng giới và WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào năm 2022.

Theo WHO, tại Congo, các tuyến đường lây truyền cần được nghiên cứu thêm. Hiện vẫn chưa có vắc-xin, mặc dù đang có những nỗ lực để thay đổi điều đó và tìm ra đối tượng nào là mục tiêu tốt nhất. Cơ quan này cũng kêu gọi các quốc gia có kho dự trữ hãy quyên góp vắc-xin.

Bộ Y tế họp khẩn bàn biện pháp ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam chưa ghi nhận ca đậu mùa khỉ tuy nhiên nguy cơ bệnh này xâm nhập vào nước ta là rất lớn.

Chiều 24/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì họp trực tuyến để bàn các biện pháp ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ.

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm sao?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ, virus đậu mùa khỉ có hai nhánh: I và II. Trong đó, nhánh I có tỷ lệ tử vong khoảng 10%.

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ là một loại virus DNA sợi kép, hình bầu dục, có màng ngoài lipoprotein. Màng ngoài bảo vệ các enzyme, DNA và các yếu tố phiên mã của virus.
Virus đậu mùa khỉ giống 96,3% với virus Variola về vùng mã hóa của nó, nhưng khác nhau ở các phần của bộ gen mã hóa độc lực và phạm vi vật chủ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.