Vụ bác sĩ kéo đứt cổ thai nhi: Công an điều tra nhiều bất thường

(Kiến Thức) - Ngày 2/7, Thượng tá Trần Hải Trung, Trưởng công an huyện Đức Thọ cho biết, sau khi nhận được thông tin bác sĩ kéo đứt cổ thai nhi, đơn vị đã vào cuộc điều tra làm rõ nhiều bất thường của vụ việc.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Tĩnh gửi Bộ Y tế về vụ việc bác sĩ kéo đứt cổ thai nhi trong quá trình đỡ đẻ cho sản phụ Nguyễn Thị Tình, Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ nhận định thai đã chết lưu trên 7 ngày. 
Báo cáo cũng nêu rõ việc thăm khám, theo dõi, chăm sóc của kíp trực không đúng quy trình của Bộ Y tế dẫn đến việc không phát hiện thai chết lưu trước khi vào viện. Bác sĩ trực không chỉ định siêu âm thai dẫn đến không chẩn đoán được tình trạng của thai nhi. Hộ sinh không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật theo dõi chuyển dạ và đỡ đẻ thai lưu.
Vu bac si keo dut co thai nhi: Cong an dieu tra nhieu bat thuong
Ê kíp y, bác sỹ đỡ đẻ cho sản phụ Nguyễn Thị Tình. Ảnh: VTC News. 
Hiện Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ đã niêm phong hồ sơ của sản phụ, tạm đình chỉ công tác đối với kíp trực.
Tuy nhiên trong sự việc này, chuyên gia chỉ ra nhiều điểm bất thường, thậm chí chưa từng có trong ngành y ở Việt Nam.
Thai chết lưu nhưng vẫn nghe tim thai?
Trong tường trình của hộ sinh Hoàng Thị Trinh, người trực tiếp thăm khám cho sản phụ Tĩnh, trong quá trình chờ sinh, chị Tĩnh được thăm khám, nghe tim thai 3 lần. Cả ba lần tim thai đều đập bình thường, dao động 118-130 lần/phút.
Hộ sinh này cho rằng đã nghe nhầm tiếng nhịp tim và động mạch của thai nhi dẫn đến nhận định sai về việc em bé còn sống trong bụng.
Nhận định về vấn đề này, bác sĩ Bùi Chí Thương, Bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TP.HCM, khẳng định: “Nếu thai lưu, tất cả hệ mạch máu không thể hoạt động được. Do đó, tuyệt đối không thể nhầm lẫn tiếng động mạch thai nhi thành tiếng tim. Đây là điều cần khẳng định rõ”.
Theo bác sĩ Thương, nhân viên y tế chỉ có thể nhầm tiếng động mạch của người mẹ với tim thai. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, lỗi này thường do sự bất cẩn, nhầm lẫn của nhân viên y tế trong quá trình thăm khám.
Tại sao không chỉ định siêu âm cho sản phụ?
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Tĩnh, sau khi nhập viện, chị Tình được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu, tổng phân tích nước tiểu, theo dõi tim thai và cơn co tử cung. Tuy nhiên, bác sĩ trực không chỉ định siêu âm cho sản phụ này.
Theo bác sĩ Bùi Chí Thương, siêu âm là cách tốt nhất để đánh giá tình trạng thai nhi còn sống hay đã chết lưu. Trong trường hợp thai lưu, hình ảnh sẽ thể hiện rõ trong màn hình siêu âm.
Sở Y tế Hà Tĩnh cũng nhận định việc thăm khám, theo dõi, chăm sóc của kíp trực không đúng quy trình của Bộ Y tế dẫn đến việc không phát hiện thai chết lưu trước khi vào viện. Bác sĩ trực không chỉ định siêu âm thai dẫn đến không chẩn đoán được tình trạng của thai nhi.
Theo VietNamNet, ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa Sản, bác sĩ đã kéo đứt cổ trẻ sơ sinh, khẳng định người trực chính hôm đó là bác sĩ Nguyễn Hữu Quyền, khoa Răng - Hàm - Mặt. Ông Đức chỉ tham gia 20 phút phía sau.
Còn Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, Phạm Hồng Cường, nói rằng do thiếu bác sĩ khoa sản, không còn cách nào khác nên để bác sĩ Nguyễn Hữu Quyền, khoa Răng - Hàm - Mặt trực chính ở khoa Sản và tham gia đỡ đẻ ca sinh của sản phụ Nguyễn Thị Tình.
Thai chết lưu, sản phụ có cơn chuyển dạ không?
Liên quan đến vấn đề này còn khá nhiều quan điểm, nhưng một chuyên gia cho rằng, thai nhi chết lưu 7 ngày thì sản phụ rất khó có cơn co tự nhiên.
Trong khi, một nữ bác sĩ kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành sản khoa khẳng định thai phụ vẫn có thể đau đẻ và chuyển dạ bình thường. Nhưng nếu thai phụ được theo dõi chặt, thì rất dễ phát hiện thai không đạp, nước ối đục và bẩn, chỉ cần kiểm tra nước ối là phát hiện bất thường. Do vậy, đây vẫn là dấu hỏi về quy trình và năng lực chuyên môn của bệnh viện.
Nếu thai chết lưu đứt cổ không thể khâu vì thịt mủn
Về vết khâu dài trên cổ trẻ sơ sinh, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ thừa nhận bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa Sản, đã kéo đứt cổ trẻ sơ sinh và sau đó khâu lại. Trước đó, hai nữ hộ sinh Hoàng Thị Định và Hoàng Thị Trinh đã kéo em bé này trước nhưng không được nên gọi bác sĩ Đức.
Tuy nhiên, bác sĩ Bùi Chí Thương cho biết nếu thai nhi còn sống, kể cả cân nặng trên 4 kg, cũng hiếm có thể xảy ra tình huống đứt cổ này.
Thực tế, theo bác sĩ này, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp tương tự. "Nếu thai sống, động tác phải quá mạnh, quá thô bạo thì mới có thể gây ra tình trạng đứt tới 8 vết khâu như vậy. Trong trường hợp thai đã chết lưu trước đó, các mô bở, mềm, nếu bác sĩ kéo đứt cổ thai nhi, cần sớm nhận lỗi với gia đình", bác sĩ Thương thông tin.
Cũng theo các chuyên gia về sản khoa, trường hợp thai nhi chết lưu 7 ngày, lại bị hoại tử, thối rữa như bệnh viện báo cáo trước đó thì có khâu lại vết rách ở cổ trẻ cũng không được vì thịt đã mủn.

Đắk Lắk: Bé sơ sinh tử vong khó có thể do vắc xin gây nên

(Kiến Thức) - Nguyên nhân cháu bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B ở Đắk Lắk có thể do sốc phản vệ.

Một cháu bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B ở Đắk Lắk ngày 23/8 vừa qua.
Theo thông tin từ Sở Y tế Đắk Lắk, ngày 21/8/2015, chị Nguyễn Thị Hồng Loan (SN 1989, trú tại buôn Chăm Hoai, xã Ea Sol, huyện Ea H’leo) nhập viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Ea H’leo để sinh con thứ hai. 16h cùng ngày, chị Loan sinh được một bé trai khỏe mạnh.

Một bé sơ sinh tử vong sau tiêm vacxin viêm gan B

(Kiến Thức) - Cháu bé sở sinh tử vong sau tiêm vacxin viêm gan B tại Bệnh viện Bà Rịa Vũng Tàu sau khi xuất hiện triệu chứng khóc ngất, són phân.

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cháu bé sơ sinh tử vong sau tiêm vaccxin viêm gan B được sinh sáng 21/4 tại Bệnh viện Bà Rịa. Sau khi sinh vài giờ, sáng ngày hôm sau đó cháu bé được nữ hộ sinh tiêm vacxin viêm gan B.
Tuy nhiên, tối cùng ngày bé khóc ngất, tím tái, được chuyển sang khoa nhi cấp cứu, sau đó em bé tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM, rồi tử vong.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.