Vỡ đường ống nước sông Đà: Chi phí đổ lên đầu dân

(Kiến Thức) - Nhiều bạn đọc cho rằng chi phí đang đổ lên đầu người dân qua vụ việc vỡ đường ống nước sạch sông Đà do Vinaconex làm chủ đầu tư. 

Vỡ đường ống nước sông Đà: Chi phí đổ lên đầu dân
Hiện trường khắc phục sự cố sự cố vỡ đường ống truyền tải nước sạch sông Đà.
 Hiện trường khắc phục sự cố sự cố vỡ đường ống  truyền tải nước sạch sông Đà. 
Các bạn đọc nhất trí với ý kiến của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, được nêu trong bài "Khởi tố Vinaconex là đúng!". Nếu nhận thức, doanh nghiệp bỏ tiền túi ra làm thì dù sai cũng không ảnh hưởng đến ai là sai lầm. 
Bạn đọc Chu Văn Yêm (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, sau khi có thông tin về lá đơn nặc danh tố cáo hàng loạt sai phạm được đăng tải trên báo chí, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội trả lời, tuyến đường cấp nước này hoàn toàn do vốn doanh nghiệp bỏ ra và đi vay để đầu tư chứ không phải tiền ngân sách. Vinaconex sản xuất hàng hóa là nước và bán, còn TP Hà Nội là bên mua... Và để Vinaconex tiếp tục thi công giai đoạn 2 đường ống dẫn nước sông Đà. 
Ý kiến trên đây hết sức sai lầm, ý cho rằng: Tiền của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn làm thế nào là quyền của doanh nghiệp (thực tế là mấy ông, mấy bà lãnh đạo doanh nghiệp quyết định)? Cần hiểu rõ bản chất kinh tế - không tự doanh nghiệp có thể bù đắp phần tiền do doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả, thất thoát, lãng phí, mà chính là người tiêu dùng (là nhân dân). Nếu sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ hạ giá thành sản phẩm và từ đó hạ giá bán cho người tiêu dùng. Ngược lại, doanh nghiệp phải tăng giá bán đề bù đắp chi phí. Tóm lại, tất cả chi phí sẽ đổ lên đầu người dân, người tiêu dùng. Nếu tiếp tục giao cho Vinaconex thi công đường ống cấp nước thứ hai thì như "giao trứng cho ác". 
Không những thế, các bạn đọc cùng rất đồng tình với ý kiến, Vinaconex phải bồi thường cho người tiêu dùng. "Từ trước đến nay chúng ta luôn có quan niệm bỏ qua một số sự cố. Tuy nhiên, từ nay cần nhìn nhận rõ sự cố đó do đâu để tránh bị lợi dụng. Vinaconex chọn sản phẩm kém chất lượng để lấy lãi rồi để ảnh hưởng đến đời sống người dân là không được. Người dân phải bỏ tiền ra mua nước chứ không được cho không", bạn đọc Nguyễn Trọng Hoàn (Hoàng Mai, Hà Nội) nói.

Mất nước đến bao giờ?

(Kiến Thức) - Đường ống nước sông Đà lại vỡ, đẩy hàng ngàn hộ dân Hà Nội vào cảnh khốn khổ vì mất nước. Lần này qua lần khác, doanh nghiệp lặng thinh.

Mất nước đến bao giờ?
Đường ống nước sông Đà lại tiếp tục vỡ.
Đường ống nước sông Đà lại tiếp tục vỡ. 
Đại diện Công ty nước sạch Vinaconex cho biết, khoảng 10h ngày 10/7, đường ống nước tại km 25 (gần cầu Đồng Trúc, đại lộ Thăng Long), huyện Thạch Thất, Hà Nội gặp sự cố. Đây là lần thứ 8 đường ống nước sông Đà gặp sự cố kể từ tháng 12/2012, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của 70.000 hộ dân thuộc các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai...

Tiền của dân không thể đầu tư vô trách nhiệm

(Kiến Thức) - "Tiền của dân không thể đầu tư vô trách nhiệm, vỡ đường ống đi kèm với đó là vỡ lòng tin", Đình Nguyễn (Hải Phòng).

Tiền của dân không thể đầu tư vô trách nhiệm
Đọc loạt bài viết về đường ống dẫn nước từ sông Đà về Hà Nội của Vinaconex, tôi cũng như nhiều bạn đọc nhận thấy tất cả những ý kiến của các vị đại diện cho Vinaconex chưa thuyết phục, nó vẫn mang nặng tính giải thích quanh co, lý do không xác đáng, tiêu chí mập mờ, không dám nhìn vào sự thật và nhận trách nhiệm về mình. 
 
Dư luận cũng đặt ra câu hỏi, tại sao bộ chủ quản và các cơ quan chức năng lại đồng ý để cho Vinaconex tự khảo sát, tự chế tạo, tự thi công, tự giám sát, tự nghiệm thu công trình này? Chính vì bốn cái “tự” trên mà dẫn đến một công trình dân sinh quan trọng được đầu tư khá nhiều tiền của Hà Nội có thể bị phá sản hoàn toàn.

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (27)

(Kiến Thức) - Tìm thấy xác chị Huyền, khui vụ mua bán trẻ em chùa Bồ Đề, giải cứu con tin, nghịch tử giết 4 người thân... là những sự kiện nóng tuần qua.

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (27)
1. Tin sốc: Tìm thấy xác chị Huyền trên sông Hồng. Tối 4/8, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin đã tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ án xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường vẫn đang gây xôn xao dư luận thời gian qua, trên sông Hồng. Trước đó, đội CSGT đường thủy - CA TP HN đã vớt được một xác chết không đầu, không tay chân trôi trên sông Hồng, đoạn thuộc huyện Gia Lâm.
1. Tin sốc: Tìm thấy xác chị Huyền trên sông Hồng. 
Tối 4/8, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin đã tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ án xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường vẫn đang gây xôn xao dư luận thời gian qua, trên sông Hồng. Trước đó, đội CSGT đường thủy - CA TP HN đã vớt được một xác chết không đầu, không tay chân trôi trên sông Hồng, đoạn thuộc huyện Gia Lâm.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới