Mất nước đến bao giờ?

(Kiến Thức) - Đường ống nước sông Đà lại vỡ, đẩy hàng ngàn hộ dân Hà Nội vào cảnh khốn khổ vì mất nước. Lần này qua lần khác, doanh nghiệp lặng thinh.

Mất nước đến bao giờ?
Đường ống nước sông Đà lại tiếp tục vỡ.
Đường ống nước sông Đà lại tiếp tục vỡ. 
Đại diện Công ty nước sạch Vinaconex cho biết, khoảng 10h ngày 10/7, đường ống nước tại km 25 (gần cầu Đồng Trúc, đại lộ Thăng Long), huyện Thạch Thất, Hà Nội gặp sự cố. Đây là lần thứ 8 đường ống nước sông Đà gặp sự cố kể từ tháng 12/2012, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của 70.000 hộ dân thuộc các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai...
Theo đánh giá sơ bộ ban đầu của các chuyên gia, nguyên nhân đường ống sống Đà vỡ liên tiếp là do vật liệu ống sử dụng cho công trình chưa phù hợp với điều kiện truyền tải nước về thành phố. Nguyên nhân này đã nói rất nhiều, rất lâu, nhưng đến nay vẫn cứ lặp lại như một điệp khúc. Người dân sẽ còn mất nước đến bao giờ? Ai là người chịu trách nhiệm về những bức xúc chưa thể có lời giải của người dân. 
TS Vũ Minh Thành, Viện Khoa học Thủy lợi cho rằng, vai trò quản lý của các cơ quan chức năng rõ ràng đang có vấn đề. Đây không phải là lần đầu tiên đường ống bị vỡ, cũng không phải là không tìm ra nguyên nhân, nhưng vì sao lại để doanh nghiệp vẫn cứ lặng thinh với câu nói muôn thuở "đang khắc phục".
Theo TS Vũ Minh Thành, chưa nói đến công nghệ, chất liệu đường ống, quản lý thất thoát, chất lượng nước, chỉ cần bàn đến vai trò quản lý của các cơ quan chức năng đã thấy có vấn đề. Kỳ họp Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội đang diễn ra, người ta cũng đặt nhiều câu hỏi về cách quản lý, cũng đưa ra những giải pháp. 
Nhưng trong khi những bàn luận vẫn chỉ là các ý kiến đóng góp thì hàng nghìn hộ dân đang khốn đốn vì sinh hoạt bị xáo trộn do mất nước. Và đến nay cũng chưa ai bị xử lý trách nhiệm vì để xảy ra sơ suất trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công đường ống nước, không xử lý gia cố nền đất yếu khi lắp đặt... Vì sao lại khó đến vậy?
Chỉ một đường ống nước, nhưng là cuộc sống của hàng nghìn người. Và cũng chỉ một chiếc đường ống đã cho thấy năng lực quản lý.

Vỡ đường ống nước sông Đà: điếc không sợ súng?

(Kiến Thức) - Đường ống nước sông Đà (Hà Nội) liên tục bị vỡ. Lần nào vỡ người ta cũng bảo cùng một nguyên nhân. Đã biết bệnh nhưng vì sao lại không chữa, chẳng lẽ bệnh nan y?

Vỡ đường ống nước sông Đà: điếc không sợ súng?
Mỗi khi đường ống nước vỡ, để hàng ngàn hộ dân mất nước là vấn đề rất khó hiểu.
Mỗi khi đường ống nước vỡ, để hàng ngàn hộ dân mất nước là vấn đề rất khó hiểu. 
Từ tháng 4/2012 đến nay, đây là lần thứ 6 đường ống nước Sông Đà bị vỡ, gây ảnh hưởng sinh hoạt của 70.000 hộ dân thuộc các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai... Cả 6 lần xảy ra sự cố, lãnh đạo Công ty nước sạch Sông Đà cho rằng, nguyên nhân có thể do nền đất yếu và do tác động của xe cộ qua lại đại lộ Thăng Long. 

Có nên dùng composite sợi thủy tinh xây đường ống sông Đà số 2?

(Kiến Thức) - Composite cốt sợi thủy tinh có chất làm ô nhiễm nguồn nước (nhưng không đáng kể), độ chịu lực tốt. Tuy nhiên, loại ống do Vianconex sản xuất chưa được Viện Vật liệu kiểm tra chất lượng...

Có nên dùng composite sợi thủy tinh xây đường ống sông Đà số 2?
Từ ngày đưa vào vận hành tới nay, đường ống nước sông Đà đã vỡ tổng cộng 7 lần. Lần gần đây nhất xảy ra vào 21h đêm 17/6 tại km25 Đại lộ Thăng Long thuộc khu vực cầu vượt Đồng Trúc (đoạn qua huyện Thạch Thất - Hà Nội), gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân ở Thủ đô.
Để xác định nguyên nhân sự cố, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã giao Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng chủ trì, phối hợp Viện Vật liệu xây dựng thực hiện công tác kiểm định xác định nguyên nhân sự cố. Và mới đây, Bộ Xây dựng đã công bố nguyên nhân đường ống nước sông Đà liên tục vỡ.

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (23)

(Kiến Thức) - Trực thăng M1-171 rơi, 18 chiến sĩ tử nạn, bố dùng cuốc đập chết con, máy bay VNA và Jetstar suýt đâm nhau, vụ lùm xùm Tâm Tít, Thế Bảo...

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (23)

1. Trực thăng rơi ở Láng - Hòa Lạc, 18 chiến sĩ hy sinh. 7h45 sáng 7/7, chiếc trực thăng Mi-171 rơi ở khu vực Hòa Lạc cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây khi đang huấn luyện bay làm 16 chiến sĩ tử vong, 5 người bị thương (trong đó 2 người qua đời ở bệnh viện).
1. Trực thăng rơi ở Láng - Hòa Lạc, 18 chiến sĩ hy sinh.
7h45 sáng 7/7, chiếc trực thăng Mi-171 rơi ở khu vực Hòa Lạc cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây khi đang huấn luyện bay làm 16 chiến sĩ tử vong, 5 người bị thương (trong đó 2 người qua đời ở bệnh viện).

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới