"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội chiều 25/3, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai đang có nguy cơ trở thành ổ dịch khi đã phát hiện những trường hợp dương tính với Covid-19.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, đến nay, Bệnh viện Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính với Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo trong bệnh viện. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người qua lại hàng ngày.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nói rằng, ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai đang có diễn biến hết sức phức tạp. Đồng thời nhấn mạnh, việc lây nhiễm tại Bệnh viện Bạch Mai có cả 2 yếu tố gồm yếu tố đông người và liên quan đến các bệnh nhân nặng nằm ở đây.
Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Tổ Quốc.
 Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Tổ Quốc.
Ông Chung nêu rõ, bệnh nhân 87 là điều dưỡng của Trung tâm Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai đi du lịch từ phía Nam về. Đến trưa ngày 9/3, bệnh nhân số 87 có ngồi ăn với bệnh nhân 86 (nữ điều dưỡng đồng nghiệp) khi đi làm. Ngày 16/3, bệnh nhân 87 có biểu hiện tức ngực vào viện. Từ ngày 16 đến 18/3, bệnh nhân 87 được điều trị tại bệnh viện, có nhiều y bác sĩ vào thăm.
Ngoài ra, bệnh nhân 87 cũng nằm cùng một bệnh nhân 71 tuổi, thời điểm này có nhiều người nhà vào thăm bệnh nhân 71 tuổi. Sau đó, bệnh nhân 87 lây chéo cho bệnh nhân 86. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân 86 đã lây chéo cho con gái tại nhà.
"Đến nay, đã phát hiện thêm bệnh nhân số 133 dương tính với Covid-19 nhưng chưa biết nguồn lây nhiễm ở đâu. Bệnh nhân 66 tuổi này nằm ở khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai) từ ngày 28/2 đến ngày 23/3 được ra viện về Lai Châu cũng đã dương tính với virus gây bệnh Covid-19”, ông Chung nói và cho biết dù chưa biết nguồn lây nhiễm từ đâu, nhưng đến nay, Bệnh viện Bạch Mai đã đồng loạt lấy mẫu bệnh nhân và nhân viên y tế của Khoa Thần kinh, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhiệt đới để xét nghiệm.
Kết quả đến nay cho thấy, hơn 150 y, bác sĩ ở khoa Tim mạch đã cho kết quả xét nghiệm ban đầu âm tính, nhưng trong số các bệnh nhân ở Khoa Thần kinh đã phát hiện 1 bệnh nhân 88 tuổi ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Bệnh nhân này nằm cùng phòng với bệnh nhân Covid-19 thứ 133. 1 người khác là con dâu của bệnh nhân này ở Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội đến thăm, cũng đã dương tính với SARS-CoV-2.
Do vậy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cảnh báo, “ổ bệnh” ở Bệnh viện Bạch Mai có thể gieo rắc đến các tỉnh” bởi hiện đã có bệnh nhân ở Lai Châu, Hưng Yên dương tính, và không loại trừ khả năng gieo rắc đến các tỉnh lân cận khác, vì ở đây có rất nhiều bệnh nhân ngoại tỉnh ra vào. Đồng thời đề nghị phải hết sức cảnh giác, nghiêm túc trong thực hiện các biện pháp phòng dịch liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai.
“Đề nghị tất cả những người đến bệnh viện thăm thân, khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ ngày 10/3 trở lại đây cần phải ngay lập tức thông báo với cơ sở y tế, lấy mẫu xét nghiệm và tự tổ chức cách ly tại nhà một cách nghiêm túc", Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói.
Theo báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai, ngày 24/3, sau khi có kết quả chẩn đoán xác định bệnh nhân 133 mắc Covid-19, bệnh viện đã cách ly 252 người gồm 162 nhân viên,học viên, 36 bệnh nhân, 54 người chăm sóc bệnh nhân và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Trước đó đã có 150 cán bộ nhân viên của Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) được cách ly sau khi 2 điều dưỡng mắc bệnh.
Hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm tải số lượng người đến bệnh viện như ngừng hầu hết các hoạt động tái khám, chỉ khám và điều trị những trường hợp cấp cứu hoặc phải điều trị liên tục; đóng cửa nhà tang lễ bệnh viện; chỉ bố trí cổng vào bệnh viện tại đường Giải Phóng.
Bệnh viện đang rà soát, xem xét kỹ các bệnh nhân có thể xuất viện và tạm thời chưa cho bệnh nhân đã điều trị khỏi xuất viện. Đồng thời, tiêu độc, khử trùng tất cả các khu vực liên quan; kiểm soát chặt chẽ quy trình nhiễm khuẩn, chống lây nhiễm Covid-19 tại tất cả các khoa phòng; thiết lập kiểm tra thân nhiệt, rửa tay tại cổng vào và các điểm trong khu vực khám bệnh…
Tại buổi làm việc với Bệnh viện Bạch Mai sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm SARS-CoV-2 cho tất cả những người hiện đang có mặt tại bệnh viện, bao gồm: toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân.
Đồng thời, yêu cầu dừng tất cả các phòng khám tư của bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, giám sát chặt sức khỏe bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, yêu cầu khoảng cách giữa các giường bệnh tối thiểu là 2m. Đối với đơn nguyên thận nhân tạo, đảm bảo bố trí khu vực riêng cho bệnh nhân nghi ngờ mắc Covid-19 nhưng vẫn phải chạy thận theo chu kỳ.
Đặc biệt chú trọng đảm bảo chống lây nhiễm Covid-19 đối với các bệnh nhân đang điều trị ung bướu tại bệnh viện.
Mới đây, Sở Y tế TP Hải Phòng đã ra văn bản gửi các đơn vị y tế, các bệnh viện và phòng khám đa khoa tư nhân, yêu cầu theo dõi, giám sát y tế người bệnh, nhân viên y tế về Hải Phòng từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Sở Y tế Hải Phòng cho biết, trong tháng 3/2020, có 380 bệnh nhân đã đến khám, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, chưa tính đến một số lượng lớn người nhà đi trông và người thân của Hải Phòng đến thăm người bệnh. Ngoài ra, có 44 nhân viên y tế của các cơ sở khám chữa bệnh tại Hải Phòng đang học tập tại đây và có một số lượng nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai đến Hải Phòng làm việc. Đây là nhóm nguy cơ cao dẫn đến khả năng xâm nhập dịch bệnh vào Hải Phòng là rất lớn.
Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương thực hiện theo dõi, giám sát y tế người bệnh, nhân viên y tế về Hải Phòng từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Cụ thể, căn cứ danh sách 380 bệnh nhân có địa chỉ tại Hải Phòng đã đến khám, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong tháng 3/2020, các đơn vị lọc riêng danh sách bệnh nhân có địa chỉ trên địa bàn mình để báo cáo chính quyền địa phương để quản lý, giám sát y tế. Nếu trong số danh sách này có bệnh nhân hiện tại đã quay về Hải Phòng và đang điều trị thì bố trí cho người bệnh này nằm phòng riêng, cách ly, theo dõi y tế.
Đối với 44 nhân viên y tế đang được cử đi học tại Bệnh viện Bạch Mai, nếu có nhân viên thuộc đơn vị quản lý thì thông báo ở lại Hà Nội. Trong trường hợp quay về Hải Phòng thì phải báo cáo cơ quan, chính quyền địa phương và thực hiện tự cách ly, theo dõi y tế tại nhà, không được tự ý đi làm.
Trong trường hợp những người thuộc 2 danh sách nói trên có dấu hiệu ho, sốt, khó thở thì Trung tâm Y tế quận, huyện trên địa bàn người đó ở hoặc cơ sở y tế đang điều trị cho người bệnh đó cần liên hệ ngay với Trung tâm Cấp cứu 115 để chuyển đến Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp để được tiếp tục cách ly, điều trị, lấy mẫu phát hiện sớm.
Từ những thực tế trên đang diễn ra tại Bệnh viện Bạch Mai, dư luận cho rằng, Hà Nội cần mạnh tay, thậm chí phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai để không gây bùng dịch. Bởi như lời Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Bệnh viện Bạch Mai khi cơ sở y tế này có nhân viên y tế nhiễm bệnh cũng như nguy cơ “kép”. Thậm chí, Bệnh viện Bạch Mai có thể giống như bệnh viện ở Daegu (Hàn Quốc) và Viện Dưỡng lão ở New York (Mỹ) nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Liên quan sự việc trên, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc gửi Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế, đề nghị giao Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thông báo ngay cho người dân đã đến bệnh viện Bạch Mai trong 14 ngày qua để tự cách ly y tế và theo dõi sức khỏe, thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế khi có biểu hiện nghi mắc bệnh ho khan, sốt, khó thở...). Cùng với đó, một mặt tiến hành khử khuẩn toàn bộ bệnh viện thường xuyên, có thể đề nghị Bộ Tư lệnh Hóa học hỗ trợ. Mặt khác, có giải pháp xét nghiệm toàn bộ nhân viên, cán bộ y tế và người bệnh đang điều trị tại bệnh viện.

>>> Mời độc giả xem thêm video Thông báo khẩn của Bệnh viện Bạch Mai:

Nguồn: VTC Now.

“Hầm chông” trên đường vành đai 3: “Có thể truy tố trách nhiệm hình sự nếu...“

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ việc nhiều phương tiện tham gia giao thông trên đường vành đai 3 trên cao bị rách lốp, thủng lốp khi đi qua "hầm chông" do đơn vị thi công ẩu. Luật sư Trần Thu Nam cho biết các tài xế có thể khởi kiện, nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng có thể truy tố trách nhiệm hình sự.

Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Trần Thu Nam khẳng định: Việc để "hầm chông" ở vành đai 3 trên cao khiến cho nhiều phương tiện giao thông gặp nhiều nguy hiểm và khó khăn khi di chuyển là lỗi của nhà thầu thi công.

Về nguyên tắc trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, thi công thì nghĩa vụ của đơn vị tổ chức thi công phải bảo vệ, che chắn, có những biện pháp cần thiết để ngăn chặn, phòng trường hợp những vật liệu trong công trình có thể vương vãi ra lòng đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Video: Người phụ nữ trộm điện thoại nhanh như cắt trong cửa hàng thuốc

Nhân lúc nhân viên cửa hàng đang đi lấy thuốc, người phụ nữ này đã trộm đi chiếc điện thoại đang đặt trên tủ kính rồi nhét vào túi.

Được biết, sự việc xảy ra vào 20h16 ngày 22/3, tại một cửa hàng thuốc ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.