Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Medicine. Là một phần của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha đã thu thập tổng cộng 15 chuỗi virus đậu mùa khỉ, hầu hết từ Bồ Đào Nha, và tái tạo lại dữ liệu di truyền của chúng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, tỷ lệ đột biến của các loại virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ gấp từ 6 đến 12 lần.
Những biến thể di truyền quan trọng này có thể gợi ý "quá trình tiến hóa tăng tốc". Bệnh đậu mùa ở khỉ là một căn bệnh hiếm gặp được cho là có nguồn gốc từ động vật. Nó là từ cùng một họ virus với bệnh đậu mùa.
Thông thường bệnh đậu mùa khỉ khu trú ở các nước Tây và Trung Phi, nhưng năm nay đã chứng kiến đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên ở nhiều quốc gia, bao gồm các trường hợp không có mối liên hệ với Tây hoặc Trung Phi, với hơn 3.500 trường hợp được báo cáo, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Theo các chuyên gia, virus có thể lây truyền giữa người với người khi tiếp xúc gần với tổn thương, dịch cơ thể, giọt đường hô hấp - chẳng hạn như tiếp xúc trực diện và vật liệu bị ô nhiễm.
Đợt bùng phát hiện tại cho thấy sự không chắc chắn về cách thức lây lan chính xác của virus với mức độ lây truyền nhiều hơn mức bình thường.
Đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên ở nhiều quốc gia. Ảnh minh họa |
CNN cho biết, Singapore vừa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát năm nay, trong khi một trường hợp khác được xác nhận đã được phát hiện ở Hàn Quốc.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể xuất hiện vào ngày thứ năm cho đến ngày thứ 21 sau khi nhiễm bệnh.
Theo WHO, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt; đau đầu; sưng hạch bạch huyết; đau lưng; đau cơ; thiếu năng lượng; phát ban chuyển thành dịch hoặc các tổn thương chứa đầy mủ.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài trong hai đến bốn tuần. Tương tự như các bệnh rỗ khác như thủy đậu, bệnh đậu khỉ có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
(Nguồn: THĐT)