Video: Nọc độc rắn được lấy ra như thế nào?

Video dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi nọc độc rắn được các nhà khoa học lấy ra bằng cách nào.

Nọc rắn là tuyến chứa các chất độc của các loài rắn độc, chúng gần giống như các loại dịch tiết dạng nước bọt khác, có công dụng giết chết con mồi và kẻ địch.

Trong nọc rắn chứa các hỗn hợp phức tạp của các protein và được dẫn truyền thông qua các ống dẫn vào các răng rỗng hay răng có khía ở hàm trên.

Nọc độc của rắn có nhiều loại, gây tổn thương cho các phần khác nhau trên cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, tế bào... Mỗi năm, có hàng ngàn người chết do rắn cắn.

Video: Noc doc ran duoc lay ra nhu the nao?

Các nhà khoa học luôn muốn tìm tòi và khám phá về các chất độc đặc biệt này. Vì thế, nọc độc rắn không chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, mà còn dùng để điều chế thuốc chữa bệnh.

Dưới đây là video cận cảnh quá trình lấy nọc rắn của các chuyên gia:

 Video: Insider

Loài rắn trông như con giun được tìm thấy khắp Việt Nam

Ở Việt Nam, loài rắn này hiện diện khắp ba miền, kể cả ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Có lời đồn rằng chúng rất độc.

Loai ran trong nhu con giun duoc tim thay khap Viet Nam
Được ghi nhận khá phổ biến ở Việt Nam, rắn giun (Ramphotyphlops braminus) được coi là một trong những loài rắn kỳ lạ nhất thế giới. Ảnh: Hong Kong Snakes.
Loai ran trong nhu con giun duoc tim thay khap Viet Nam-Hinh-2
Các cả thể trưởng thành của loài rắn này dài không quá 23 cm. Chúng có bề ngoài rất giống giun đất với đầu và đuôi tròn, da màu nâu sậm. Ảnh: Wikimedia Commons.

Sự tiến hóa của lưỡi ở chim và bò sát hé lộ cách kiếm mồi

Sự tiến hóa của lưỡi đã giúp các loài bò sát và lưỡng cư bắt được con mồi. Còn ở loài chim, một số cách thích nghi kỳ lạ của lưỡi phản ánh sở thích ăn thực vật.

Daniel Schwarz, nhà sinh vật học tiến hóa tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang Stuttgar (Đức) đánh giá: “Nhu cầu ăn uống có thể đã thúc đẩy sự xuất hiện của lưỡi, nhưng chọn lọc tự nhiên sau đó đã điều chỉnh và mài dũa nó cho vô số mục đích khác, đôi khi tạo ra “những hệ thống chuyên biệt kỳ quặc một cách khó hiểu. Ví dụ, kỳ nhông ngón chân có màng (Hydromantes) khi thè chiếc lưỡi dính để ngoạm côn trùng hoặc các loài động vật chân đốt nhỏ khác đã phóng toàn bộ xương cổ họng ra ngoài qua miệng. Chế độ săn mồi này đòi hỏi đến việc trang bị lại các cơ cổ họng, với một bộ lưu trữ năng lượng đàn hồi có thể được giải phóng ngay lập tức để bắn lưỡi ra và một bộ phận khác cuộn lưỡi trở lại.
Các loài kỳ nhông khác, ít nhất 7.600 loài ếch và cóc, cũng như tắc kè hoa và các loài thằn lằn khác đã tiến hóa một cách độc lập với kiểu kiếm ăn dùng lưỡi làm phi đạn siêu nhanh này. Chẳng hạn, tắc kè hoa phóng lưỡi với tốc độ gần 5 mét mỗi giây, bắt dế trong thời gian chưa đầy 1/10 giây.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.