Vì sao VUSTA được gọi là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam?

Có được sự công nhận Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA - LHHVN) là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam do Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo là do VUSTA vừa mang tính chất chính trị vừa mang tính chất xã hội.

Vì sao VUSTA được gọi là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam?
Tính chất chính trị của LHHVN được thể hiện ở chỗ:
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn xã hội, mọi tổ chức của đất nước ta, trong đó có LHHVN và đội ngũ trí thức KH&CN. Vì thế, LHHVN là hình thức chính trị để Đảng tập hợp, vận động, giáo dục đội ngũ trí thức KH&CN vào các phong trào cách mạng, sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế... để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Vi sao VUSTA duoc goi la to chuc chinh tri - xa hoi cua doi ngu tri thuc KH&CN Viet Nam?
 VUSTA họp Đoàn chủ tịch Hội đồng Trung ương lần thứ 2.
(2) LHHVN có Đảng đoàn là tổ chức đảng do Ban Bí thư thành lập để thay mặt Đảng chỉ đạo hoạt động của đội ngũ trí thức KH&CN - bộ phận cấu thành tạo nên nền tảng liên minh chính trị với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân - thực hiện đường lối chính trị của Đảng và đất nước.
(3) LHHVN đại diện cho đội ngũ trí thức KH&CN, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong đội ngũ trí thức, góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước vào đời sống; xây dựng và củng cố chính quyền; tư vấn, tham mưu giúp Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền xem xét, quyết định đúng đắn các vấn đề quan trọng về KT-XH, KH&CN, giáo dục - đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức.
(4) LHHVN là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện chính trị cho đội ngũ trí thức KH&CN trong quan hệ với Đảng và Nhà nước; cùng với các tổ chức, đoàn thể khác trong hệ thống chính trị hợp thành nền tảng liên minh công - nông - trí. Vì thế, LHHVN là một thành tố không thể thiếu được trong hệ thống chính trị nước ta.
(5) LHHVN là cầu nối giữa Đảng và đội ngũ trí thức để quán triệt các nghị quyết, chủ trương của Đảng, thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thu hút nhân tài; động viên các hội viên và đội ngũ trí thức phát huy tiềm năng và sức sáng tạo đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Tính chất xã hội có quan hệ mật thiết với tính chất chính trị, được còn thể hiện ở chỗ:
(1) LHHVN là tổ chức tự nguyện, tập hợp, đoàn kết và đại diện cho tiếng nói, ý chí của các hội thành viên và các tổ chức khác; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội thành viên, tập hợp và đoàn kết đội ngũ trí thức KH&CN, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của các hội viên.
(2) Kết quả các hoạt động LHHVN đã góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội như: huy động các nguồn lực cho hoạt động KH&CN, xoá đói, giảm nghèo, phòng trừ bệnh tật, phòng chống thiên tai, địch họa, bảo vệ môi trường; các hoạt động tương thân tương ái và hỗ trợ cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
(3) LHHVN thông qua các hội thành viên để TT&PBKT, hướng dẫn áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm nghèo bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân; tổ chức các hoạt động giáo dục - đào tạo, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...
(4) LHHVN phối hợp với các tổ chức khác của hệ thống chính trị nước ta để triển khai các hoạt động chung nhằm phát huy sức mạnh  tổng hợp, tăng cường liên minh công nhân - nông dân - trí thức và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức KH&CN với Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tham gia đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, góp phần xây dựng và củng cố tình hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia và dân tộc; tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức KH&CN khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc ra đời của LHHVN là một tất yếu khách quan, vừa thực hiện sứ mệnh chính trị, vừa thực hiện sứ mệnh xã hội. Chính vì lẽ đó, Đảng CSVN đã khẳng định LHHVN là tổ chức chính trị - xã hội; Chính phủ đã cụ thể hoá chủ trương quan trọng này của Đảng thành các quy định và chính sách cụ thể; Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn Điều lệ của LHHVN tại Quyết định 1795/QĐ-TTg ngày 21/10/2015. LHHVN ngày càng lớn mạnh về tổ chức và hoạt động càng hiệu quả, chất lượng, đã khẳng định được vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ khoảng 2,2 triệu trí thức KH&CN Việt Nam trong tổng số 3,7 triệu hội viên.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: VUSTA tổ chức gặp mặt cơ quan báo chí

[e-Magazine] TS Phạm Văn Tân: Kỳ vọng VUSTA trở thành “sân” tri thức tầm vóc

“VUSTA sẽ đào tạo phát triển đội ngũ tri thức với phương châm tập hợp, đoàn kết và phát huy; là môi trường, "sân" tri thức, có nhiều hoạt động mang tầm vóc, nhiều tham vấn, tham mưu và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước” - Nguyên Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Văn Tân nói.

[e-Magazine] TS Phạm Văn Tân: Kỳ vọng VUSTA trở thành “sân” tri thức tầm vóc

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống trong năm mới Tân Sửu 2021, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam - VUSTA) có những chia sẻ chân tình về Lãnh đạo VUSTA khóa VIII (nhiệm kỳ 2020-2025), cũng như chặng đường 38 năm Liên hiệp Hội phấn đấu vì mục tiêu trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

“Kế thừa, phát huy, nâng cao vị thế VUSTA trong đội ngũ trí thức Việt Nam”

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng”

“Đảng đã khẳng định VUSTA là “tổ chức chính trị - xã hội” của Đảng. Đó là niềm tự hào lớn lao của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sự tôn vinh này ngày càng được sâu sắc hơn” - Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng bày tỏ.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng”
Ngày 16/8, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tổ chức “Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Hội nghị có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và đông đảo đại biểu là Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Bí thư Trung ương Đảng; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo MTTQ Việt Nam… cùng toàn thể các đại biểu ở các điểm cầu tỉnh, thành trên cả nước.

Xử phạt 7 trường hợp tiếp tay người vi phạm qua chốt kiểm dịch

Ngày 24/8, UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã ra quyết định xử phạt 7 trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền phạt hơn 32 triệu đồng.

Xử phạt 7 trường hợp tiếp tay người vi phạm qua chốt kiểm dịch
Theo đó, có 4 trường hợp trốn tránh khai báo y tế là: Phùng Cù Páo, Lý Á Sun, Phùng Chản Ton, Phùng A Oải đều có hộ khẩu thường trú tại xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ. Các trường hợp này đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (thực hiện hành vi trốn tránh khai báo y tế tại Chốt kiểm soát dịch COVID-19).

Đọc nhiều nhất

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho Đất nước.
Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

(Kiến Thức) - Việc phát hiện ra bãi cọc cổ trận Bạch Đằng đặt ra nhiều vấn đề cần làm rõ như cùng là cọc phục vụ trong trận chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc Cao Quỳ to hơn so với cọc được phát hiện tại Quảng Yên? Bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 2 hay lần 3? Phương pháp chôn cọc thế nào?...

Tin mới