Vì sao nhiều nước trên thế giới cấm bóng cười?

(Kiến Thức) - Trên mạng đang xôn xao hình ảnh Hoa hậu Kỳ Duyên hít bóng cười, nhiều bạn trẻ cũng đang xem trò này như một thú giải trí. Bóng cười có thể gây ra nhiều tác hại, nhiều nước đã cấm sử dụng.

Bóng cười là một thú chơi của giới trẻ đã nở rộ trên thế giới từ lâu và cũng đang gia tăng ở Việt Nam. Từ các địa điểm trong nhà như quán bar đến ngoài trời như vỉa hè phố lớn, bóng cười dường như đang có sức hấp dẫn chết người với giới trẻ. Hình ảnh Hoa hậu Kỳ Duyên hít bóng cười tràn lan trên mạng xã hội cũng đang gây xôn xao dư luận

Bóng cười hay còn gọi là khí gây cười được đựng trong những quả bóng hoặc bình nén. Khi hít vào có cảm giác đầu óc nhẹ bẫng, phởn phơ, kéo dài ít nhất vài giây. Nhưng vì chất này lấy oxy nên khi hít nhiều có thể gây chết người.

Thành phần hóa học của bóng cười là khí N2O. Cơ chế hoạt động của chất này là ngăn chặn để phần não tỉnh táo không nhận tín hiệu của các phần não khác, do vậy người hít khí này cảm thấy thư giãn, cười khúc khích mãi không dứt.

Vi sao nhieu nuoc tren the gioi cam bong cuoi?
Không phải ai cũng lường hết những nguy hiểm của bóng cười.

Khí này thường được bác sĩ phẫu thuật và nha sĩ dùng để gây tê. Trong ngành thực phẩm, khí N2O được được dùng để sản xuất các loại bình phun như bình kem tươi.

Ở một số nước, hít bóng cười là hợp pháp, chỉ cấm đối tượng dưới 18 tuổi. Nhưng giờ rất nhiều nước như Anh, Tây Ban Nha... đã cấm sử dụng bóng cười. Với tỉ lệ dùng bóng cười cao nhất thế giới, Anh đã là nước đầu tiên cấm sử dụng bóng cười. 

Tháng 7/2015, chính phủ Anh đã xem xét việc cấm bán bóng cười (chứa khí Nitrous Oxide - N2O) và chính thức cấm vào hồi tháng 5 vừa qua. Theo như một số báo cáo từ trường ĐH London thì từ năm 2006 - 2012, trên toàn nước Anh có 17 trường hợp tử vong vì N2O. 

Mỹ cũng là một trong những nước sử dụng bóng cười nhiều nhất thế giới, hãng tin BBC lấy số liệu từ Mỹ cho biết mỗi năm tại nước này có 15 trường hợp chết vì bóng cười.

Dù được coi là có độc tính tương đối thấp nhưng tác dụng phụ trước mắt của bóng cười là gây đau đầu, chóng mặt, không tỉnh táo. Nếu dùng bóng cười trong thời gian dài sẽ gây thiếu máu, tan tủy xương, ngón chân ngón tay mất cảm giác và nghiện. Theo điều tra toàn cầu về dược phẩm năm 2014 thì bóng cười được sử dụng nhiều thứ thứ 7.

Nguy cơ hít bóng cười cũng khác nhau tùy thuộc vào cách hút. Hút trực tiếp từ bình khí nén sẽ gây hỏng phổi. Mặc dù hiếm nhưng một số nạn nhân đã tử vong vì ngạt sau khi ngất đi vì trùm túi đựng khí cười lên đầu.

Dùng khí N2O quá liều và kéo dài còn gây thiếu vitamin B khiến đầu ngón tay ngón chân bị mất cảm giác từ vài giờ đến vài ngày. Nghiêm trọng hơn có thể bị liệt hoặc đi khó . Nguy cơ này càng cao hơn nữa đối với những người đã bị thiếu vitamin B12. 

Mời bạn đọc xem video về tác hại của bóng cười (Nguồn: VTV24)

Thực hư việc hotgirl Hà Thành nhập viện do hít bóng cười

Trong hai ngày 25 và 26/10, thông tin về một cô gái được cho là hotgirl Hà Thành phải nhập viện điều trị vì hít bóng cười đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Theo đó, cô gái được cho là phải nhập viện có tên M.A, sinh năm 1994 phải cấp cứu tại khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai) tối 17/10 sau khi hít bóng cười tại một quán bar trên phố Lương Ngọc Quyến.

Hít bóng cười như Hoa hậu Kỳ Duyên nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia khuyến cáo hít bóng cười như Hoa hậu Kỳ Duyên có nguy cơ sẽ bị ngộ độc, thậm chí cả ung thư và gây các rối loạn khác trong cơ thể.

Mới đây, cộng đồng mạng đang xôn xao với hình ảnh Hoa hậu Kỳ Duyên đang hít bóng cười, nhiều bạn trẻ cũng đang xem trò này như một thú giải trí. Thực tế, đã có nhiều trường hợp phải trả giá bằng tính mạng vì trò giải trí này, cũng có rất nhiều bạn trẻ biết rõ tác hại của trò hít bóng cười này nhưng vẫn "bất chấp" chơi thỏa mãn thú vui bản thân.
Hit bong cuoi nhu Hoa hau Ky Duyen nguy hiem the nao?
 Hình ảnh Kỳ Duyên chơi bóng cười cùng bạn trai rò rỉ trên mạng xã hội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.