Khi Alan Bean trở về Trái Đất sau hành trình khám phá Mặt Trăng, ông thấy rằng lúc về nhanh hơn lúc đi. Bạn cũng có thể cảm thấy như vậy khi trở về nhà sau một chuyến đi dài. Hiện tượng này đã xảy ra với nhiều người trong chúng ta và đây là lời lý giải của các nhà khoa học.
Lúc đầu, các nhà khoa học tin rằng "hiệu ứng chuyến đi trở lại" thực sự là do sự quen thuộc. Vì chúng ta đã đi qua cùng một con đường, chúng ta nhận thức được xung quanh mình, vì vậy khi trở về nhà, nó không ảnh hưởng đến cảm giác của thời gian. Tuy nhiên, điều này không được chứng minh sau khi tất cả những tác động tương tự đã được nhận thấy trong việc di chuyển bằng máy bay, cũng như khi đi một con đường khác.
Ảnh minh họa.
Trong suốt cuộc hành trình, chúng ta không cảm thấy sự khác biệt về thời gian trôi qua như thế nào, nhưng một khi nó kết thúc thì có vẻ như chuyến trở về ngắn hơn lúc đi.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, khi chúng ta rời khỏi nhà, chúng ta thường có kế hoạch về thời gian chúng ta sẽ đến điểm đến. Điều này khiến chúng ta chú ý đến thời gian và kiểm tra đồng hồ thường xuyên hơn.
Chúng ta quá lạc quan về chuyến đi
Khi chúng ta tham gia một cuộc hành trình và cảm thấy hào hứng với nó, điều đó tạo ra cảm giác như đã mất quá nhiều thời gian để nghĩ đến. Vì vậy, khi chúng ta chuẩn bị trở về nhà, chúng ta nghĩ rằng cũng sẽ mất một thời gian dài, nhưng bây giờ hoàn cảnh đã khác, bởi vì chúng ta không cảm thấy cùng một niềm vui. Cảm giác mong đợi khiến chúng ta nghĩ rằng phải mất nhiều thời gian hơn để đến đích, so với khi chúng ta trở về.
Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học đã phát 2 đoạn video về cùng một người đi xe đạp. Cả hai đều phát trong 7 phút và người tham gia thử nghiệm phải xem liệu họ có thể cảm nhận được “hiệu ứng chuyến đi trở lại” hay không. Kết quả là, họ vẫn cảm thấy rằng người đi xe đạp về nhà nhanh hơn.
Ảnh minh họa.