Vì sao loài chim không có răng và câu trả lời bất ngờ

Nhiều người thắc mắc vì sao loài chim - hậu duệ của khủng long- lại chỉ có mỏ và không sở hữu bất kỳ chiếc răng nào. Đáp án thực ra đơn giản đến bất ngờ.

Từng có rất nhiều giả thuyết giải thích về lý do chim có mỏ mà không có răng. Một trong số đó cho rằng sự biến mất của răng giúp đầu chim nhẹ hơn, nhờ đó nó bay nhanh hơn, cao hơn. Nhưng giả thuyết này lại không lý giải được vì sao một số khủng long ăn thịt ở kỷ trung sinh không thể bay được dù chúng chỉ có mỏ và không có răng.

Theo các nhà nghiên cứu đến từ đại học Bonn (Đức), loài chim không có răng mà chỉ có mỏ là để thời gian thành hình trong trứng nhanh hơn, nhờ đó nâng cao khả năng sống sót.

Các nhà khoa học Đức dựa trên nghiên cứu của các nhà cổ sinh vật học người Mỹ về thời gian trứng nở rất chậm của loài khủng long cổ đại. Nó có thể mất hàng tháng trời, như với loài bò sát tiền sử, trong khi thời gian ấp nở của các loài chim hiện nay ngắn hơn rất nhiều (chỉ từ khoảng 10 ngày đến vài tuần lễ).

Vấn đề nằm ở chỗ thời gian để hình thành bộ răng chiếm đến 60% tổng thời gian con non thành hình. Hay có thể nói khủng long xưa kia mất nhiều tháng để chào đời chủ yếu là do thời gian chờ bộ răng mọc đủ. Trong khi đó trứng là món ưa thích của nhiều loài ăn thịt và đa số khủng long chỉ đẻ trứng mà không ấp ủ, trông chừng và bảo vệ. Vì thế thời gian trứng nở càng lâu thì cơ hội bị ăn mất càng cao.

"Chúng tôi cho rằng chọn lọc tự nhiên theo kiểu không cần hàm răng thực ra chỉ là “tác dụng phụ” của sự chọn lọc dựa trên sự phát triển phôi thai nhanh hơn, tức thời gian trứng nở sẽ ngắn hơn", nhóm tác giả nhận định.

Tuy nhiên cho đến nay giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là hàm răng mất đi để phù hợp với cách ăn uống. Theo Telegraph, nghiên cứu của các chuyên gia thuộc đại học Toronto (Canada) chỉ ra rằng, tổ tiên của loài chim hiện đại sống sót qua thảm họa thiên thạch cách đây hơn 60 triệu năm là nhờ cấu tạo của mỏ cứng và dài, giúp chúng gắp một số loại thức ăn như hạt.

Vi sao loai chim khong co rang va cau tra loi bat ngo

Thảm họa thiên thạch đâm xuống Trái Đất đã khiến khí hậu biến đổi, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm... dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài động vật như khủng long ăn thịt, thằn lằn, trong đó có cả các loài thuộc họ Maniraptoran (họ khủng long bao gồm cả chim). 

Chỉ duy nhất loài chim có mỏ nhưng không có răng lại sống sót kỳ diệu qua cuộc đại tuyệt chủng. Tại sao lại như vậy?

Để đi tìm lời giải, các chuyên gia đã tiến hành phân tích dữ liệu từ hơn 3.000 mẫu răng hóa thạch của 4 nhóm thuộc họ Maniraptoran. Từ kết quả phân tích các nhà khoa học nhận thấy vào kỷ Phấn Trắng, họ hàng chim hiện đại ăn các loại hạt. Và các loài chim hiện đại đều có mỏ nhưng không có răng. Điều này có nghĩa là hơn 60 triệu năm về trước những loài chim có răng đã bị tuyệt chủng hết, chỉ còn các loài chim không răng sống sót tới ngày nay nhờ ăn hạt cây. Các hạt cứng chịu mới được môi trường khắc nghiệt sau thảm họa và những chiếc răng tiêu biến chỉ còn lại mỏ là để phù hợp với chế độ ăn này.

Khâm phục loài chim mệnh danh “bậc thầy ngụy trang”

(Kiến Thức) - Loài chim potoo xứng đáng là bậc thầy ngụy trang khi chúng có thể hòa mình vào thân cây, cành cây trong tích tắc. Ngay cả một người vô cùng tinh mắt cũng rất khó để phát hiện loài chim này khi chúng ngụy trang.
 

Kham phuc loai chim menh danh “bac thay nguy trang”
 Loài chim potoo sở hữu bộ lông màu ghi nâu giúp chúng ngụy trang dễ dàng khi đậu bất động trên cây để săn mồi. Ảnh Pinterest.
Kham phuc loai chim menh danh “bac thay nguy trang”-Hinh-2
 Chim potoo sinh sống chủ yếu ở khu vực nửa phía Bắc của Nam Phi. Loài chim này rất nhát người. Ảnh Flickr.
Kham phuc loai chim menh danh “bac thay nguy trang”-Hinh-3
 Chim potoo cũng được phát hiện ở những khu rừng ẩm, rừng đất thấp bán ẩm, rừng cây và đồng cỏ ở Trung và Nam Mỹ. Ảnh hbw.
Kham phuc loai chim menh danh “bac thay nguy trang”-Hinh-4
Chim potoo hoạt động về đêm và thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng như châu chấu, bọ cánh cứng và đôi khi cả những con dơi. Ảnh staticflickr.
Kham phuc loai chim menh danh “bac thay nguy trang”-Hinh-5
 Chim potoo có đôi mắt to với tròng vàng và con ngươi đen nổi bật. Chính cặp mắt to của loài chim giỏi ngụy trang này đã gây sợ hãi cho không ít người ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ảnh blogspot.
Kham phuc loai chim menh danh “bac thay nguy trang”-Hinh-6
 Ngoài đôi mắt to, chim potoo còn sở hữu chiếc mỏ lớn hỗ trợ rất nhiều trong việc săn mồi. Ảnh pinimg.
Kham phuc loai chim menh danh “bac thay nguy trang”-Hinh-7
Chim potoo có tên khoa học là Nyctibius griseus, có họ hàng gần với họ Cú muỗi. Ảnh hbw. 

Mời quý vị xem video: Khi động vật điên cuồng tấn công người

Những loài chim kỳ dị sở hữu chiếc mỏ “quái” nhất TGĐV

(Kiến Thức) - Cò mỏ giày, chim ruồi, chim dẽ gà... là những loài chim kỳ dị sở hữu chiếc mỏ vô cùng ấn tượng trong thế giới động vật, có loài còn có chiếc mỏ dài hơn chính cơ thể mình.
 

Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV
Cò mỏ giày sống ở châu Phi sở hữu chiếc chiếc mỏ dài tới 20cm với hình dáng giống như một chiếc giày bằng gỗ. Ảnh flickr. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-2
Chiếc mỏ dị biệt này được loài chim kỳ dị này sử dụng để kiếm mồi như ếch nhái, rắn nước, động vật thân mềm... Ảnh vietbao. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-3
 Chim ruồi cũng là là loài chim sở hữu chiếc mỏ kỳ lạ, kéo dài khoảng hơn 10cm quá đầu và đuôi của nó. Ảnh cloudfront.
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-4
Chim ruồi cũng là loài chim duy nhất trên thế giới có chiếc mỏ dài hơn chính cơ thể mình. Ảnh vietbao. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-5
Chim dẽ gà sở hữu chiếc mỏ độc đáo khi có thể bẻ cong để vòng qua các bề mặt ghồ ghề và tóm lấy con mồi. Ảnh toplist. 
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-6
 Chim dẽ gà được tìm thấy trong khu vực khí hậu ôn đới và cận Bắc Cực lục địa Á- Âu. Ảnh top10hay.
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-7
 Cò thìa hồng là một loài chim trong họ Cò quăm với chiếc mỏ bẹt ra giống hình chiếc thìa. Ảnh birdwatching.
Nhung loai chim ky di so huu chiec mo “quai” nhat TGDV-Hinh-8
Bồ nông trắng Mỹ cũng nổi bật với chiếc mỏ dài từ 29cm - 39cm đối với con trống và từ 26cm - 36cm đối với con cái. Ảnh toplist. 
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.