Vì sao chim cánh cụt có cánh nhưng lại không thể bay?

Việc chim cánh cụt không biết bay từng là một bí ẩn vì nó dẫn tới một hành vi dường như thể hiện sự kém thích nghi. Vì sao vậy?

Cánh của chim cánh cụt có gì đặc biệt?

Các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra được lời giải cho việc tại sao chim cánh cụt không thể bay. Họ cho rằng, chim cánh cụt không thể bay là bởi chúng là những sinh vật có khả năng bơi lội giỏi và không có loài chim nào có thể nổi trội ở cả hai mặt bơi và bay được.

Dù không có khả năng bay qua đại dương nhưng các kỹ năng lặn để có thể kiếm được thức ăn ở những mực nước biển sâu không phải là loài chim nào cũng có thể làm được.

Tiến hành nghiên cứu trên loài chim Guillemots, gần giống với chim cánh cụt, sống chủ yếu trên bờ biển Bắc Cực nhưng vừa có thể bay và lặn dưới biển.

Vi sao chim canh cut co canh nhung lai khong the bay?

Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, Guillemots sử dụng ít năng lượng hơn đáng kể so với hầu hết các loài chim khác khi chúng lặn. Năng lượng mà chúng sử dụng nhiều nhất là khi nó bay - lớn hơn gấp 31 lần so với năng lượng dùng cho các hoạt động khác.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, dù có thể bay nhưng loài Guillemots chỉ lặn sâu tới độ sâu 100m để kiếm mồi. Trong khi đó, chim cánh cụt có thể lặn tới độ sâu 300m (ở chim cánh cụt hoàng đế là 565m) để bắt cá, mực, động vật giáp xác...

Tuy vậy, những chú chim cánh cụt lại chỉ có thể "lạch bạch" trên băng tuyết mà thôi. Điều này càng khẳng định rằng, không có loài chim nào có thể nổi trội ở cả hai mặt bơi và bay được.

Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?

Trải qua hàng trăm năm, chân và bàn chân của chim cánh cụt đã tiến hóa để đảm bảo chúng mất ít nhiệt nhất có thể. Bàn chân của chim cánh cụt giữ nhiệt bằng cách hạn chế sự lưu thông của máu trong thời tiết thật sự lạnh nhằm giữ nhiệt độ của bàn chân trên mức đóng băng.

Cẳng chân của chim cánh cụt hoạt động như một hệ thống trao đổi nhiệt. Các mạch máu đến và đi từ bàn chân rất hẹp và đan chặt vào nhau. Máu từ cơ thể đến bàn chân sẽ được làm lạnh và sẽ được làm nóng lại một lần nữa khi quay trở lại cơ thể. Khi bàn chân nhận được máu lạnh, lượng nhiệt bị mất sẽ giảm đi, trong khi cơ thể vấn đảm bảo đủ độ ấm.

Vi sao chim canh cut co canh nhung lai khong the bay?-Hinh-2

Khả năng đặc biệt này là một phần trong những cách mà chim cánh cụt giữ ấm trứng của mình cho đến khi nở. Chim đực sẽ ấp một quả trứng trên đỉnh bàn chân của chúng vào mỗi tối mùa đông trong vòng 2 tháng, trong khi con cái sẽ ra ngoài kiếm ăn trên biển. Chúng cũng che chắn cho trứng bằng một vạt da bụng khá ấm áp, được gọi là túi ấp, để tránh xa các yếu tố bên ngoài.

Sự nuôi dưỡng của những con chim đực không chỉ dừng lại ở đó. Nếu con cái không mang thức ăn trở về đúng lúc trứng nở, những con đực sẽ cho con của mình ăn một loại "sữa" được tạo ra từ các tế bào đặc biệt nằm bên trong họng của chúng trong vài ngày.

Kinh ngạc khoảnh khắc chim cánh cụt “lao như tên lửa” ăn cá mòi

Khoảnh khắc mới lôi cuốn ghi lại cảnh một chú chim cánh cụt Gentoo đang ăn một quả bóng cá mòi khổng lồ trên vùng biển ngoài khơi Argentina.

Kinh ngac khoanh khac chim canh cut
Chim cánh cụt Gentoo thường kiếm ăn gần đáy biển, nhưng đoạn phim mới từ Kênh Beagle ở miền nam Argentina chứng minh cho thấy, chúng có thể ăn cá mòi ngay cả gần bề mặt nước biển nếu có cơ hội.  

Tan chảy loạt ảnh động vật đáng yêu trong vườn thú Úc

Ngắm nhìn những con vật con đáng yêu khi chúng được chào đón từ các vườn thú trên khắp xứ sở Chuột túi.

Tan chay loat anh dong vat dang yeu trong vuon thu Uc
Tại khu bảo tồn Daniel Rumsey Linguini, chú gấu túi con chủng đuôi dài này đang tận hưởng cuộc sống yên bình nhất trong khoảnh khắc ngửi một cây hoa bản địa của Úc. 

“Chôn chân” ở nơi ngắm chim lý tưởng nhất Việt Nam

Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Lang Biang đang vào mùa đẹp nhất nên nhiều nhà xem chim tới với hy vọng săn được ảnh độc về những loài chim đặc hữu.

Khướu đầu đen má xám. Ảnh: VQG Bidoup-Núi Bà

Lang Biang được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới (DTSQTG) vào giữa năm 2015, được Birdlife International xác định là 1 trong 5 khu vực chim đặc hữu tại Đông Dương, một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.