Vào bệnh viện thăm người ốm tuyệt đối phải nhớ 7 điều này

Nếu không muốn hối hận về sau, hãy chắc chắn rằng bạn ghi nhớ các quy tắc này trước khi đến bệnh viện thăm người ốm vừa để tôn trọng bệnh nhân, vừa là để bảo vệ sức khỏe cho cả 2 bên.

Khi bạn bị ốm
Hầu hết bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, không thể chống lại vi khuẩn như bình thường và dễ nhiễm trùng hơn nhất là khi bạn bị ho, cảm lạnh, cúm hoặc sốt... Trẻ em dưới 13 tuổi cũng không nên đến thăm bệnh nhân vì hệ thống miễn dịch của chúng không mạnh bằng người lớn, khiến chúng dễ bị nhiễm vi trùng từ những bệnh nhân bị bệnh và truyền nhiễm.
Nếu không muốn hối hận về sau, hãy chắc chắn rằng bạn ghi nhớ các quy tắc này trước khi đến bệnh viện thăm người ốm vừa để tôn trọng bệnh nhân, vừa là để bảo vệ sức khỏe cho cả 2 bên.
Nếu không muốn hối hận về sau, hãy chắc chắn rằng bạn ghi nhớ các quy tắc này trước khi đến bệnh viện thăm người ốm vừa để tôn trọng bệnh nhân, vừa là để bảo vệ sức khỏe cho cả 2 bên. 
Anna Renault, thành viên của Hội đồng tư vấn về chất lượng và an toàn cho bệnh nhân và gia đình khuyên bạn nên rửa tay hoặc sử dụng chất khử trùng tay khi vào hoặc rời khỏi phòng của bệnh nhân.
Mang hoa tươi, đồ ăn, cây cảnh hoặc hoa quả
Kiểm soát nhiễm trùng là việc rất quan trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng và không có hệ miễn dịch mạnh, chẳng hạn như bệnh nhân bị bỏng, ung thư hoặc bệnh nhân hóa trị... Hoa tươi, cây cảnh và hoa quả có thể chứa bào tử nấm có thể lây nhiễm cho bệnh nhân. Đã từng có trường hợp một gia đình Trung Quốc lén lút cho bệnh nhân tiểu đường ăn hoa quả. Trong nhiều ngày, các bác sĩ không thể hiểu tại sao lượng đường của bệnh nhân cao và lượng insulin của họ không được kiểm soát. Điều này gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho bệnh tình của bệnh nhân. Những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày cần phải tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Vì vậy hãy gọi điện hỏi trước, xem tình trạng của người bệnh có phù hợp với những thực phẩm như vậy hay không.
Đừng so sánh tình trạng giữa các bệnh nhân
Bạn không nên kể cho người bệnh về thông tin về những bệnh nhân khác bị nặng hơn họ hoặc những câu chuyện về những người đến bệnh viện và không còn cơ hội quay trở về nhà hoặc trở về và mang theo những di chứng lâu dài. Thay vào đó, hãy cố gắng mang đến cho người bệnh những thông tin giúp họ thư giãn để họ cảm thấy an toàn và tập trung vào việc phục hồi.
Không được mang quần áo, gối hoặc chăn ra khỏi phòng bệnh
Khi bạn mang quần áo, gối hoặc chăn bên ngoài vào phòng bệnh nhân và sau đó mang chúng về nhà, điều này đồng nghĩa việc bạn tha một ổ vi khuẩn theo mình vào. Chăn gối và quần áo của bệnh nhân được làm sạch với các hướng dẫn nghiêm ngặt của bệnh viện. Nếu họ cần thêm trong thời gian nằm viện, chỉ cần yêu cầu nhân viên bệnh viện.
Không ăn đồ của bệnh nhân
Nếu bệnh nhân không ăn hết khẩu phần của họ, bạn có thể muốn tiết kiệm bằng cách ăn nốt chúng thay vì bỏ vào thùng rác. Điều này có thể ảnh hưởng đến thông tin theo dõi của nhân viên y tế. Họ dứa vào phần thức ăn thừa của bệnh nhân để đánh giá tình hình ăn uống. Nếu bạn ăn hết, nó sẽ khiến cho bệnh viện tưởng rằng bệnh nhân ăn rất tốt. Và tồi tệ hơn, bác sĩ có thể cho rằng bệnh nhân đang có chế độ dinh dưỡng phù hợp và họ sẽ không điều chỉnh lại nó.
Cần tôn trọng những người bệnh khác
Không phải tất cả bệnh nhân đều đủ may mắn để có phòng riêng. Bác sĩ gia đình Jennifer Caudle, DO, trợ lý giáo sư tại Trường Đại học Y khoa Osteopathic Rowan chia sẻ: "Nếu bạn đến thăm hoặc chăm người thân nằm viện, hãy tôn trọng những bệnh nhân cùng phòng. Đừng làm ồn vì những bệnh nhân thường muốn được nghỉ ngơi".
Tránh thăm quá đông, hoặc quá lâu
Sự quan tâm và chăm sóc rất quan trọng đối với những người phải nằm viện. Tuy nhiên, bệnh nhân thường thức dậy sau mỗi vài giờ để xét nghiệm, thời gian mà họ nghỉ ngơi là rất quan trọng đối với sự phục hồi. Vì vậy, hãy hạn chế số lượng lần đến thăm của bạn cũng như số người đến thăm và chăm sóc ở mức độ vừa đủ.

Bộ Y tế thăm bệnh nhân bị quên kéo trong bụng 18 năm

(Kiến Thức) - Mới đây, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã trực tiếp đi thăm bệnh nhân bị quên kéo trong bụng 8 năm tại Thái Nguyên.
 

Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, ông Lương Ngọc Khuê đã chuyển lời thăm hỏi, động viên và quà tặng của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tới bệnh nhân bị quên kéo trong bụng 18 năm.
Bo Y te tham benh nhan bi quen keo trong bung 18 nam
  Ông Lương Ngọc Khuê Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã trực tiếp đi thăm bệnh nhân bác sĩ quên kéo trong bụng. Ảnh: Bộ Y tế

HN: Đã có hơn 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Trên địa bàn thành phố đã ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 190 xã, phường ở 26 quận, huyện...

Ngày 22/5, báo cáo từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 190 xã, phường ở 26 quận, huyện, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết tại Hà Nội tính từ đầu năm 2017 đến nay.
Ha Noi: Da co hon 700 truong hop mac sot xuat huyet
 Điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư.

Theo đó, nữ sinh (19 tuổi, Học viện Ngân hàng HN) có dấu hiệu sốt và điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, kết quả xét nghiệm xác định mắc sốt xuất huyết Dengue, loại huyết thanh virus type 1.

Sau khi bệnh nhân tử vong vì sốt xuất huyết, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, Trung tâm Y tế quận Đống Đa cùng phường Trung Liệt đã tiến hành điều tra côn trùng, vệ sinh môi trường diệt bọ gậy; Phun hóa chất; Truyền thông bằng loa truyền thanh di động tại khu vực bệnh nhân thuê trọ. Khu vực trọ của nạn nhân tại phường Trung Liệt đã được Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội phun hóa chất diện rộng và thực hiện vệ sinh môi trường diệt bọ gậy quy mô rộng. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã yêu cầu giám sát chặt chẽ tại khu vực ổ dịch để phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, tư vấn chăm sóc và điều trị, tránh xảy ra tử vong tại cộng đồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.