Váng đậu mang chế biến món này ăn vừa bổ dưỡng lại trẻ lâu

Nấm đông cô xào với váng đậu là món ăn bổ dưỡng giúp bạn giữ được sự trẻ trung dài lâu.

Ăn váng đậu có lợi gì cho sức khỏe?

Theo WebMD, đậu phụ có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, chẳng hạn như giảm mức cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa loãng xương và có thể giúp làn da của bạn căng mịn, trẻ trung hơn.

Với nhiều tác dụng như vậy, đậu phụ thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của mọi người.

Tuy nhiên, ăn đậu phụ mãi cũng "ngán" hoặc với những người không thích đậu phụ thì việc thêm chúng vào món ăn nhiều sẽ gây cảm giác không thoải mái. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng váng đậu để thay thế. 

Vang dau mang che bien mon nay an vua bo duong lai tre lau

Do không chứa cholesterol nên váng đậu tốt cho người già, người mắc các bệnh mãn tính về máu, huyết áp. Ngoài ra, axit glutamate có trong váng đậu giúp kích thích não bộ hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Váng đậu thường được dùng để nhúng lẩu hoặc chế biến các món ăn của người theo đuổi chế độ ăn chay.

Ngoài ra, nhiều người e ngại váng đậu vì chúng mang tiếng là dai, khó ăn và "nhạt nhẽo". Nhưng nếu biết cách chế biến, váng đậu sẽ mang tới hương vị bất ngờ cho bạn thưởng thức.

Vang dau mang che bien mon nay an vua bo duong lai tre lau-Hinh-2

Nấm đông cô là thực phẩm ít chất béo nhưng giàu protein và polysacarit. Theo nghiên cứu, mỗi 100g nấm đông cô chứa 2,58g selen. Bởi vậy, thường xuyên ăn nấm đông cô có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Cho nên kết hợp váng đậu và nấm đông cô sẽ mang lại món ăn vừa ngon miệng lại giàu dinh dưỡng.

Mẹo ngâm váng đậu nở nhanh và mềm?

Bí quyết giúp bạn ngâm váng đậu nở nhanh và mềm là trước đó phải chọn được loại váng đậu ngon. Hãy cố gắng chọn váng đậu có màu vàng nhạt tự nhiên hơn.

Nếu màu đặc biệt sáng hoặc vàng đậm quá thì chất lượng không được tuyệt hảo, bởi khả năng cao là chúng đã qua xử lý. Trước khi ngâm nở váng đậu, dùng kéo cắt thành từng đoạn ngắn sẽ giúp chúng nở đều và nhanh hơn.

Khi ngâm váng đậu nên sử dụng nước ấm. Bên cạnh đó, bạn hãy cho một vài thìa muối vào nước ngâm, khuấy tan. Điều đó giúp váng đậu hút nước nhanh và cũng giúp hương vị váng đậu sau khi chế biến đậm đà hơn.

Để đẩy nhanh tốc độ nở mềm của váng đậu, bạn có thể thêm thìa giấm trắng vào nước ngâm váng đậu. Giấm trắng có tác dụng làm mềm, cho nên sử dụng chúng sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả gấp đôi.

Hướng dẫn cách làm món váng đậu xào nấm đông cô

Nguyên liệu cần thiết

Váng đậu - 100g, nấm đông cô tươi - 200g, ớt sừng xanh và đỏ - 2 quả, dầu hào. 

Vang dau mang che bien mon nay an vua bo duong lai tre lau-Hinh-3

Cách thực hiện

Ngâm váng đậu trong nước ấm khoảng 30 phút. Ngâm cho nở mềm, cắt nhỏ thành khúc vừa ăn khoảng 3-5cm. Nấm đông cô rửa sạch, chần nhanh qua nước nóng khoảng 10 giây.

Thái miếng mỏng. Ớt bỏ hạt, cắt miếng vát chéo. Bạn có thể dùng ớt chuông thay cho ớt sừng để tạo vị ngọt hơn cho món xào.

Vang dau mang che bien mon nay an vua bo duong lai tre lau-Hinh-4

Đun nóng chảo, cho dầu ô liu vào, thêm nấm đã thái lát. Xào đến khi cạn nước. Thêm váng đậu vào, đảo đều.

Cho nửa muỗng nước tương, 1 thìa dầu hào cùng 1/3 thìa đường, 1/3 thìa muối. Đảo đều cho ngấm gia vị.

Vang dau mang che bien mon nay an vua bo duong lai tre lau-Hinh-5

Cho 1/3 bát nước sôi vào, đun trong lửa nhỏ. Sau đó, cho ớt cắt vát vào, thêm nửa thìa tinh bột bắp giúp các nguyên liệu kết nối tốt hơn. Xào thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp và trút ra đĩa.

Vang dau mang che bien mon nay an vua bo duong lai tre lau-Hinh-6

Chúc bạn thực hiện váng đậu xào nấm đông cô thành công!

Uống nước cam trước khi ăn có thể tăng nguy cơ đau dạ dày

Lượng vitamin C trong nước cam có thể tương tác với axit trong dạ dày, gây ra viêm loét. Đặc biệt, những người có bệnh dạ dày sẽ gặp các triệu chứng cấp.

Đối với nhiều người, nước cam là một phần chính trong bữa sáng. Chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, nước cam có nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ tế bào, giúp cơ thể tạo ra collagen chữa lành vết thương, mang lại làn da mịn màng, hấp thụ sắt dễ dàng hơn để chống thiếu máu, tăng cường miễn dịch…

Theo Webmd, một quả cam cỡ vừa chứa khoảng 60 calo, 3g chất xơ, 12g đường, 1g chất đạm, 70mg vitamin C, 6% lượng canxi khuyến nghị hằng ngày, 237mg kali, 15,4g carbohydrate.

Tuy nhiên, loại đồ uống này có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, tùy thuộc vào thời điểm bạn dùng.

Uong nuoc cam truoc khi an co the tang nguy co dau da day

Nước cam chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng có thể tác động không tốt đến hệ tiêu hóa.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism cho biết fructose - loại đường có trong trái cây - chủ yếu được ruột non xử lý chứ không phải gan. Nhóm tác giả từ Đại học Princeton (Mỹ) phát hiện đồ uống và thực phẩm chế biến sẵn có lượng đường cao sẽ khiến ruột non quá tải, gây áp lực lên gan.

Theo các nhà chuyên môn, ruột non có thể xử lý lượng đường này tốt hơn sau khi ăn.

Các nghiên cứu hiện tại đã chứng minh ăn quá nhiều đường có thể gây hại, đặc biệt cho gan. Những trường hợp nghiêm trọng dẫn đến béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, có thể gây tử vong. Trưởng nhóm nghiên cứu, Joshua D Rabinowitz, giải thích: “Có một sự khác biệt cơ bản trong cách cơ thể xử lý lượng đường nhỏ và lớn hơn”.

Theo Express, nhóm tác giả đã phân tích cách chuột tiêu hóa đường fructose và glucose. Họ phát hiện hơn 90% lượng đường fructose đã được ruột non xử lý.

Ông Rabinowitz nói: "Từ những nghiên cứu trên động vật, chúng tôi nhận thấy lượng đường fructose từ một lượng trái cây vừa phải sẽ không đến gan. Nhưng ruột non bắt đầu ‘choáng ngợp’ sau khi tiêu thụ một lon nước ngọt hoặc cốc nước cam to”.

Ngoài ra, uống nước trái cây, đặc biệt là các loại chua như cam, chanh, quýt, khi bụng đói dễ gây ra các vấn đề như táo bón, axit và đau dạ dày. Điều này do dạ dày của chúng ta trống rỗng trong một thời gian dài giữa bữa tối và bữa sáng.

Lượng vitamin C trong nước cam có thể tương tác với axit trong dạ dày, gây ra viêm loét. Đặc biệt, những người có bệnh dạ dày sẽ gặp các triệu chứng cấp như ợ nóng, đau quặn, viêm loét trầm trọng hơn.

Uong nuoc cam truoc khi an co the tang nguy co dau da day-Hinh-2

Thịt lợn- nguồn protein chất lượng cao nhưng là loại thịt không lành mạnh

Thịt lợn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất nhưng cũng có thể gây hại cho tim mạch, lây nhiễm ký sinh trùng.

Thịt lợn được xếp vào loại thịt đỏ không lành mạnh. Tuy nhiên, đây là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định, protein chất lượng cao. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Thit lon- nguon protein chat luong cao nhung la loai thit khong lanh manh

Bạn nên ăn thịt lợn nạc. Ảnh minh họa: Australian Pork

Dinh dưỡng

100g thịt lợn nấu chín chứa 297g calo, 26g chất đạm, 21g chất béo, không có chất xơ, đường, carbohydrates. Thịt lợn là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin B1, B3, B6, B12, sắt, kẽm, phốt pho, selen.

Vitamin B1 cần thiết cho một loạt các chức năng của cơ thể, hàm lượng B1 trong thịt lợn cao hơn các loại thịt đỏ khác như thịt bò và cừu. Vitamin B6 và B12 tốt cho sự hình thành tế bào máu và chức năng của não.

Theo Webmd, thịt lợn còn là nguồn cung cấp sắt được hệ tiêu hóa của con người hấp thụ rất dễ dàng. Selen hỗ trợ chức năng tuyến giáp. 170g thịt lợn có đủ lượng selen khuyến nghị hằng ngày.

Thịt lợn nạc, nấu chín hoàn toàn, ăn ở mức độ vừa phải có thể mang lại những lợi ích nhất định.

Bảo dưỡng cơ bắp

Protein chất lượng cao trong thịt lợn là các axit amin hoàn chỉnh, giúp tạo cơ bắp mới. Khi già đi, chúng ta mất khối lượng cơ, điều này có thể dẫn đến các tình trạng như thiểu cơ - thoái hóa cơ nghiêm trọng.

Hấp thụ protein có trong thịt lợn có thể làm chậm hoặc đảo ngược tình trạng thiểu cơ. Thói quen ăn uống này có khả năng duy trì các mô cơ khỏe mạnh mà bạn đang có.

Tăng hiệu suất cơ bắp

Thịt lợn chứa axit amin beta-alanine, giúp cơ thể bạn hình thành hợp chất carnosine rất quan trọng đối với cơ bắp. Các nghiên cứu đã chỉ ra bổ sung beta-alanine liều cao được thực hiện trong 4-10 tuần dẫn đến mức tăng 40-80% lượng carnosine trong cơ bắp của một người.

Hàm lượng carnosine cao có liên quan đến giảm mệt mỏi và hiệu suất cơ bắp cao hơn.

Thit lon- nguon protein chat luong cao nhung la loai thit khong lanh manh-Hinh-2

Bạn nên nấu thịt chín nhưng không nên chiên rán, hãy quay, luộc. Ảnh: Healthline

Bên cạnh đó, ăn thịt lợn cũng để lại những tác hại, đặc biệt khi bạn tiêu thụ nhiều.

Chứa nhiều natri và chất béo bão hòa

Thịt lợn giàu một số vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng nhưng cũng có thể chứa nhiều natri và chất béo bão hòa, hai yếu tố nên tránh trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Nếu đang ăn kiêng ít natri do lo ngại về sức khỏe tim mạch và/hoặc tránh chất béo bão hòa, bạn nên tiêu thụ các loại thịt nạc, ít qua chế biến nhất có thể.

Một số sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn như thịt xông khói có chứa sulfat hoặc sulfit, chất bảo quản hóa học mà bạn nên hạn chế hết mức.

Cách bạn chế biến thịt lợn sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng chất béo. Thay vì chiên, hãy chọn nướng, luộc. Tốt nhất là tránh các sản phẩm nhiều chất béo như thịt xông khói. Hãy chọn loại nạc hơn được chế biến tối thiểu và có hàm lượng protein cao.

Có thể chứa ký sinh trùng

Ăn thịt lợn chưa nấu chín dễ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. Sán dây lợn xâm nhập cơ thể con người là một loại ký sinh trùng đường ruột đôi khi gây bệnh dẫn tới đau đầu, khó thở, động kinh, hôn mê.

Một bệnh khác phát sinh từ cách chế biến trên là nhiễm giun tròn thường nhẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, đặc biệt ở người lớn tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.