Vận tốc đưa vệ tinh lên quỹ đạo là bao nhiêu?

(Kiến Thức) - Khi phóng vệ tinh, người ta thường gắn vệ tinh vào tên lửa đẩy. Vận tốc đưa vệ tinh lên quỹ đạo là bao nhiêu?

Hỏi: Khi phóng vệ tinh, người ta thường gắn vệ tinh vào tên lửa đẩy. Xin hỏi tên lửa đó có vận tốc bao nhiêu thì nó mới đưa được vệ tinh lên quỹ đạo? Vận tốc đưa vệ tinh lên quỹ đạo là bao nhiêu? - Vũ Hà Anh (Hà Nội).
Van toc dua ve tinh len quy dao la bao nhieu?
 
TS Trần Văn Thái, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết: Tốc độ của vật thể đủ để chiến thắng lực hút của Trái đất, khiến nó có thể chuyển động quanh Trái đất phải đạt 7,9km/giây. Tốc độ này thì vật thể có thể bay ra khỏi Trái đất và tiến vào vũ trụ.
 Để vật thể có thể bay ra khỏi Mặt trời thì chúng phải đạt 16,6km/giây. Nếu vệ tinh chúng ta phóng là vệ tinh Trái đất nhân tạo quay xung quanh Trái đất thì tốc độ của nó phải đạt 7,9km/giây; nếu vệ tinh chúng ta phóng muốn bay ra khỏi Trái đất tới vũ trụ thì tốc độ của nó phải đạt 11,2km/giây.

Vệ tinh VNREDSat-1 dự kiến phóng vào sáng mai

Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đại diện của đối tác EADS Astrium, bà Brigitte Serreault, Giám đốc dự án đang có mặt tại Kourou cho hay tình hình thời tiết tại Kourou trong hai ngày tới vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Công ty Arianespace dự kiến sẽ phóng vệ tinh vào lúc 9h6' sáng ngày mai 7/5/2013 (giờ Hà Nội).

Vệ tinh siêu nhỏ "made in Vietnam" phát tín hiệu đầu tiên

Ngày 20/11, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia cho biết, vệ tinh PicoDragon do các nhà khoa học trẻ của đơn vị này phát triển đã phát tín hiệu đầu tiên.

Hồi đầu tháng 8/2013, PicoDragon đã được phóng thành công lên trạm ISS qua tàu vận chuyển HTV4 của Nhật Bản. Sau hơn 3 tháng được lưu giữ trong module Kibo trên trạm ISS, vào 19 giờ 17 phút ngày 19/11 (giờ Việt Nam), PicoDragon cùng hai vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ được đưa vào quỹ đạo.

Vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam đã hoạt động thành công trong không gian.
Vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam đã hoạt động thành công trong không gian.

Tàu Apollo và những bí mật giờ mới bật mí

(Kiến Thức) - Các tàu vũ trụ Apollo rời Trái đất thực hiện cuộc đổ bộ Mặt trăng của con người. Những chuyến bay lịch sử có nhiều bí mật giờ mới kể…

Một nhà khoa học đã bước lên Mặt trăng. NASA đã nhận nhiều áp lực từ cộng đồng khoa học để gửi một nhà khoa học thực sự theo phi hành đoàn. Cho đến thời điểm đó, NASA chỉ cho phép các phi hành gia được đào tạo bài bản thử nghiệm. Trước sức ép, NASA đã bắt đầu đưa các nhà khoa học và đào tạo như các phi hành gia, bắt đầu với việc giảng dạy họ làm thế nào để bay máy bay phản lực.
Một nhà khoa học đã bước lên Mặt trăng. NASA đã nhận nhiều áp lực từ cộng đồng khoa học để gửi một nhà khoa học thực sự theo phi hành đoàn. Cho đến thời điểm đó, NASA chỉ cho phép các phi hành gia được đào tạo bài bản thử nghiệm. Trước sức ép, NASA đã bắt đầu đưa các nhà khoa học và đào tạo như các phi hành gia, bắt đầu với việc giảng dạy họ làm thế nào để bay máy bay phản lực. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.