Uống trà xanh thêm vài lát gừng, nhiều lợi ích bất ngờ

Người thường xuyên uống trà xanh có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn người không uống 17%.

Xin chào chuyên gia, trà xanh là thức uống hằng ngày của gia đình tôi. Nếu dùng một tách trà gừng ấm nóng mỗi ngày có tác dụng gì với sức khỏe không? Tôi cảm ơn! (Phạm Phúc Khánh - Long Biên, Hà Nội).
Uong tra xanh them vai lat gung, nhieu loi ich bat ngo
 
Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Trà xanh là đồ uống được yêu thích hàng trăm năm nay ở nhiều quốc gia. Loại đồ uống này có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, tim mạch, bệnh đái tháo đường do đặc tính chống oxy hóa.
Y học hiện đại chỉ ra rằng, lá trà chứa tanin là chất có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh. Tanin giống như vitamin P vì đây là hỗn hợp của các catechin và dẫn xuất của catechin có cấu trúc hóa học của vitamin P.
Chiết xuất từ lá trà xanh có tác dụng giảm viêm, đường máu ở người bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa. Người có chế độ ăn lành mạnh kết hợp uống trà xanh tốt cho tim mạch, giảm cholesterol xấu. Các chất chống polyphenol bảo vệ tế bào, ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương hoặc làm chết tế bào từ đó ngăn nguy cơ ung thư.
Người thường xuyên uống trà xanh có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn người không uống 17%.
Theo Đông y, trà xanh (lá chè tươi) có vị đắng chát, tính mát; tác dụng thanh nhiệt giải khát, lợi tiểu, định thần, khỏi chóng mặt, bớt mụn nhọt, và cầm tả lỵ. Trà xanh cho thêm vài lát gừng có thể làm sạch phổi, giảm đau lưng, tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, bởi hàm lượng dưỡng chất và khả năng chống oxy hóa cao.
Bạn có thể tham khảo công thức sử dụng trà xanh với gừng bạn như sau:
Nguyên liệu
- Lá trà xanh: 1 nắm khoảng 50g.
- Gừng ta, già, thơm, 1 củ.
- Mật ong hoặc đường phèn.
Cách làm
- Lá trà xanh rửa sạch, bóp nát. Gừng làm sạch, để cả vỏ, thái lát.
- Đun 2 lít nước, đến khi sủi bọt lăn tăn thì cho trà xanh vào khuấy đều. Sau đó, đậy vung lại, đun nhỏ lửa thêm 5 phút.
- Khi nước sôi, cho gừng vào, khuấy đều rồi bắc bếp ra.
- Ủ nguyên lá trong nước, không cần vớt ra.
Lưu ý: không cho gừng vào lúc nước sôi, để giữ được tinh dầu gừng thấm vào trà.
Cách dùng
- Đợi nước trà xanh nguội, có thể thêm đường phèn hoặc mật ong cho dễ uống.
- Uống sau bữa ăn 5-10 phút là tốt nhất.
Công thức này hỗ trợ
- Giảm đau lưng, đau xương khớp, phong tê thấp
- Giảm hấp thu mỡ vào gan, máu
- Hạ men gan, đường huyết
- Tăng cường miễn dịch
- Giảm ho khan, ho có đờm, viêm phổi, phế cảm.
Tuy nhiên, trà giàu tanin khó tổng hợp sắt nên người thiếu máu không nên dùng. Trà xanh chứa caffeine có thể gây triệu chứng chóng mặt, cồn cào, nôn ói nếu dùng nhiều. Trà xanh và gừng đều không nên dùng vào buổi tối.
Không uống nước trà lúc đói bụng vì dễ bị say, nhất là trà tươi (có thể gây nôn mửa). Không dùng trà đặc với lượng trên 10g trà khô/lần/người.
Khi uống nước trà bình thường cũng phải cách xa giờ uống thuốc có sắt; có Alcaloid (như mã tiền, cà độc dược...), có Aspirin, Ibuprofen, Warfarin, Paracetamol, Phenylpropanolamine, Ephedrine, Phenytoin, Methotrexate, vitamin B9, Nadolol. Người bệnh cần phẫu thuật không uống nước trà trước và sau khi mổ 1 ngày, để phòng chảy máu do khó đông máu.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại 

Trà xanh rất tốt nhưng những người này tránh xa kẻo hại thân

Lợi ích của trà xanh rất nhiều nhưng không phải ai cũng thích hợp để uống. Có những người không nên uống trà xanh thường xuyên, kẻo gây nên những tác hại nghiêm trọng về sức khỏe.

Tra xanh rat tot nhung nhung nguoi nay tranh xa keo hai than

Lợi ích khi uống trà xanh

Uống trà xanh giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường type 2?

Nhóm nghiên cứu kết luận, việc tiêu thụ 3 tách trà xanh/ ngày là phương án bổ sung rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường type 2.

Một nhóm tình nguyện viên là các bệnh nhân tiểu đường type 2 có rối loạn lipid máu và bệnh thận đã tham gia phục vụ nghiên cứu. Rối loạn lipid máu và các vấn đề về thận có thể gặp riêng lẻ nhưng cũng thường xuyên đi kèm ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.