1. Dùng nước luộc măng để giải nhiệt cơ thể
Nhiều người tin rằng nước luộc măng thanh mát có thể sử dụng để giải nhiệt cơ thể nên sau khi luộc măng, thường dùng nước măng để uống giảm nhiệt.
Tuy nhiên, suy nghĩ này là sai lầm bởi trong nước luộc măng có lẫn lượng chất Cyanide (axit độc tiết ra từ măng) cao, nếu tiêu thụ vào cơ thể, sẽ làm cơ thể bạn bị nhiễm độc, gây hại cho sức khỏe.
Nếu uống nước luộc măng, ngộ độc nhẹ có thể chỉ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn ý thức... Nhưng khi bị ngộ độc nặng, cơ thể thường bị co giật, giãn đồng tử, cứng hàm, suy hô hấp, tim đập nhanh, ngừng thở, hôn mê và thậm chí là tử vong chỉ sau vài phút tiêu thụ.
Vì thế, không uống nước luộc măng để giải nhiệt, hãy sử dụng các thực phẩm có tính mát khác để hạ hỏa khi cần nhé.
2. Ngâm măng chua chưa đủ thời gian
Bạn nên biết trong 1kg măng củ thường có chứa đến khoảng 230mg Cyanide (1 gốc axit có tính rất độc), liều lượng này có thể làm 2 em bé trên 1 tuổi tử vong ngay lập tức.
Măng chua không ngâm đủ thời gian, lượng chất Cyanide có trong măng vẫn còn cao, nếu tiêu thụ măng chua lúc này, cơ thể sẽ hấp thu Cyanide, tăng nguy cơ ngộ độc cho người sử dụng.
Vì vậy, khi ngâm măng trong giấm, bạn cần ngâm đủ thời gian cho tới khi măng ngả sang màu vàng, có mùi chua đặc trưng thì mới sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình và gia đình.
Nếu thích ăn măng chua và không yên tâm mình có thể ngâm tốt, bạn nên mua sản phẩm măng chua của các hãng tin cậy, hàng siêu thị uy tín.
3. Không nấu kỹ măng
Trước khi luộc măng, bạn nên ngâm măng trong nước muối. Bạn nên luộc măng 2-3 lần. Khi nước luộc sôi, bạn cần mở nắp để khí độc bay đi. Việc nấu không kỹ măng, khi ăn cũng khiến cơ thể dễ bị ngộ độc.
4. Ăn quá nhiều măng khi đang mang thai
Các bác sĩ khuyến cáo chị em đang mang thai không nên ăn quá nhiều măng, đặc biệt là ở những tháng đầu thai kỳ. Vì măng có chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều làm bạn nhanh no và no lâu, dễ bị đầy hơi, chướng bụng, cơ thể mới mang thai khó thích nghi, dễ bị mệt mỏi, khó chịu.
Ngoài ra, nếu chế biến măng không đúng cách, còn dễ làm cơ thể bị ngộ độc, gây hại cho sức khỏe mẹ và bé. Để tốt cho sức khỏe của 2 mẹ con, bạn nên hạn chế ăn măng, chỉ nên dùng mỗi tháng 2 bữa, mỗi bữa ăn chỉ dùng không quá 300g măng.
5. Ăn măng khi đang bị đau dạ dày
Khi mắc các bệnh về dạ dày, đang uống thuốc chứa đau dạ dày, bạn không nên ăn măng, vì axit Cyanhydric có trong măng là 1 chất có hại cho dạ dày, ăn nhiều măng dễ làm bệnh đau dạ dày nặng hơn. Khi nào hết đau dạ dày, uống hết thuốc, được bác sĩ xác nhận có thể ăn măng, bạn mới ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.