Truy tìm sự sống ngoài hành tinh từ DNA "8 chữ cái"

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa đưa ra ý tưởng mới nhằm tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. NASA tài trợ cho các dự án nghiên cứu mà kết quả cho thấy hoạt động của DNA khác với DNA của chúng ta. 

DNA - phân tử mang thông tin di truyền, chứa các nucleotide được ký hiệu bằng 4 chữ cái: A (adenine), G (guanine), C (cytosine) và T (thymine).
Hiện giờ, các nhà khoa học Mỹ đã tổng hợp được DNA chứa “8 chữ cái” (ngoài các nucleotide A, G, C, T còn 4 nucleotide bắt đầu bằng 4 chữ cái khác nữa). Người ta gọi đó là “hachimoji” DNA (hachimoji theo tiếng Nhật nghĩa là…8 chữ cái). DNA mới, cũng như DNA của chúng ta, có thể lưu trữ và chuyển giao thông tin.
Truy tim su song ngoai hanh tinh tu DNA
 
Sự sống như chúng ta đã biết trên Trái đất, lưu trữ và chuyển giao thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ các phân tử DNA. Đặt câu hỏi, sự sống ngoài hành tinh có gì khác, NASA quyết định kiểm tra xem DNA dạng khác có thể đảm nhận nhiệm vụ tương tự hay không. Sứ mệnh này được thực hiện bởi các nhà khoa học tại một số cơ sở nghiên cứu, dưới sự dẫn dắt của Steven Benner, đến từ Quỹ vì Sự phát triển phân tử ứng dụng.
Các nhà khoa học nhấn mạnh, phân tử DNA mới là chứng cớ cho thấy, sự sống lạ có thể sử dụng hệ thống “8 chữ cái”. Trong bối cảnh chúng ta đang tìm kiếm dấu vết sự sống trên sao Hỏa, công việc này bước đầu cho thấy sự sống trên hành tinh này có thể hoàn toàn khác lạ.
Bởi các “chữ cái” DNA của chúng ta liên kết theo lược đồ A-T, G-C, nên các nhà sáng tạo hachimoji DNA đã áp dụng cơ chế tương tự. Các chữ cái do họ sử dụng: S và B, P và Z cũng liên kết với nhau theo lược đồ giống như vậy. Một loạt các thí nghiệm cho thấy, toàn bộ hệ thống “8 chữ cái” có những đặc tính tương tự như DNA của chúng ta, trong đó có đặc tính ổn định không phụ thuộc thứ tự các chữ cái và có thể sao chép lại trên các phân tử RNA.
“Tìm kiếm các dấu vết sự sống là mục tiêu ngày càng quan trọng của các sứ mệnh hành tinh của NASA. Việc tạo ra hachimoji DNA sẽ giúp chúng tôi phát triển các công cụ để mở rộng lĩnh vực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh” - bà Lori Glaze, Giám đốc Phòng Nghiên cứu các hành tinh của NASA cho biết.
Bà nhấn mạnh, một trong các giải pháp để hình dung cấu trúc cơ thể lạ mà chúng ta có thể bắt gặp trong vũ trụ là thử tạo ra một cái gì đó “lạ lùng” ngay trên Trái đất này. “Việc phân tích cụ thể vai trò của hình dạng, kích thước và cấu trúc của hachimoji DNA đã mở rộng hình dung của chúng ta đối với các phân tử có thể lưu trữ thông tin về sự sống ngoài Trái đất” - ông Benner cho biết.
NASA cho rằng, sao Hỏa, vệ tinh Europa của sao Mộc, vệ tinh Enceladus của sao Thổ là những nơi khả dĩ nhất có thể tìm kiếm dấu vết sự sống.
Trước đây, sao Hỏa từng có đại dương và khí quyển dày đặc, còn trên các vệ tinh sự sống có thể phát triển trong nước đại dương dưới bề mặt băng đá. NASA mong muốn trả lời câu hỏi điều gì có thể xảy ra nếu như sự sống ngoài hành tinh không sử dụng DNA giống như DNA của chúng ta.

Trí tuệ nhân tạo dự đoán được xác suất sự sống ngoài hành tinh?

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu sử dụng mạng nơron nhân tạo (ANN) để phân loại hành tinh thành năm loại, ước tính xác suất sự sống trong mỗi trường hợp, có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ thăm dò giữa các vì sao trong tương lai.

Sự phát triển trí tuệ nhân tạo có thể giúp chúng ta dự đoán xác suất của sự sống trên các hành tinh khác, theo một nghiên cứu mới của một nhóm nghiên cứu tại Đại học Plymouth.
Nghiên cứu sử dụng mạng nơron nhân tạo (ANN) để phân loại hành tinh thành năm loại, ước tính xác suất của sự sống trong mỗi trường hợp, có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ thăm dò giữa các vì sao trong tương lai. Công trình được trình bày tại Tuần Lễ Thiên văn học và Khoa học Vũ trụ Châu Âu (EWASS) ở Liverpool.

"Soi" hố khổng lồ nơi NASA săn sự sống ngoài hành tinh

Sự sống ngoài hành tinh nơi hố khổng lồ, bí ẩn rộng 45 km này có thể hình thành cùng lúc hoặc chỉ sau trái đất một chút.

Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố chi tiết kế hoạch thăm dò Sao Hỏa mới với mục tiêu là vùng đồng bằng cổ xưa nằm lọt thỏm trong cái hố khổng lồ mang tên Jezero Crater. Đó là một khu vực hình tròn có đường kính 45 km mà các bằng chứng cho thấy từng sở hữu một cảnh quan tuyệt đẹp với hồ nước sâu và các điều kiện tuyệt vời cho sự sống. Ảnh: Jezero Crater nhìn từ xa. Hố này có đường kính tới 45 km - Nguồn ảnh: NASA
Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố chi tiết kế hoạch thăm dò Sao Hỏa mới với mục tiêu là vùng đồng bằng cổ xưa nằm lọt thỏm trong cái hố khổng lồ mang tên Jezero Crater. Đó là một khu vực hình tròn có đường kính 45 km mà các bằng chứng cho thấy từng sở hữu một cảnh quan tuyệt đẹp với hồ nước sâu và các điều kiện tuyệt vời cho sự sống. Ảnh: Jezero Crater nhìn từ xa. Hố này có đường kính tới 45 km - Nguồn ảnh: NASA 

Những thứ tưởng "sai sai" lại tạo ra kết quả bất ngờ

Hầu hết chúng ta đều trải qua những trường hợp khi mọi thứ không diễn ra như ta mong muốn nhưng kết quả cuối cùng lại khiến bạn nở nụ cười.

Nhung thu tuong
Đoạn code chạy trên màn hình bị lỗi trông như những tòa cao ốc trong thành phố 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.