Trung Quốc và Pháp hợp tác cùng khám phá bí ẩn vũ trụ

Vệ tinh thiên văn Trung – Pháp (SVOM) do Trung Quốc và Pháp nghiên cứu chế tạo đã được tên lửa đẩy Trường Chinh 2C phóng thành công lên vũ trụ.

Vệ tinh thiên văn Trung – Pháp (SVOM) do Trung Quốc và Pháp nghiên cứu chế tạo đã được tên lửa đẩy Trường Chinh 2C phóng thành công lên vũ trụ tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, Tứ Xuyên, Trung Quốc vào lúc 15 giờ ngày 22/6 và đã đi vào quỹ đạo định trước.

Đây là kết quả quan trọng của sự hợp tác giữa Trung Quốc và Pháp trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp được phóng lần này có nhiệm vụ khám phá và xác định nhanh vị trí các vụ nổ gamma, đo lường toàn diện các tính chất bức xạ điện từ của vụ nổ, lợi dụng vụ nổ gamma để nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ và phát hiện năng lượng tối, quan sát các nguồn thiên văn tạm thời như sóng hấp dẫn.

Vệ tinh nặng 960 kg, mang theo 2 thiết bị do Trung Quốc chế tạo gồm máy theo dõi tia gamma và kính viễn vọng quang học cùng 2 thiết bị do Pháp chế tạo gồm 01 camera chụp tia X cứng và kính viễn vọng tia X mềm, nhằm quan sát các bước sóng ngắn bao trùm các bước sóng năng lượng cao đến cận hồng ngoại. Đây là vệ tinh có năng lực quan sát toàn diện đa băng tần ngắn mạnh nhất về các vụ nổ gamma trên thế giới cho đến hiện tại.

Trung Quoc va Phap hop tac cung kham pha bi an vu tru

Ảnh minh họa: NASA

Được biết, các vụ nổ tia gamma là một hiện tượng thiên văn có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà khoa học. Tuy nhiên, nó xuất hiện ở những thời điểm và địa điểm khác nhau, thay đổi nhanh và tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Để “bắt” được một vụ nổ tia gamma cần phải “giăng lưới rộng” và vừa phải quan sát nhanh, chính xác.

Nhà khoa học trưởng Trung Quốc về Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp Ngụy Kiến Ngạn cho biết, các vụ nổ tia gamma đến từ “nơi sâu thẳm của vũ trụ” cách Trái Đất hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ năm ánh sáng. Việc quan sát và nghiên cứu điều này sẽ giúp nhân loại giải quyết các vấn đề vật lý thiên thể học, vật lý học cũng như một số vấn đề trong khoa học cơ bản, đồng thời được kỳ vọng sẽ tiết lộ nhiều bí ẩn khoa học hơn về sự ra đời của vũ trụ.

Theo hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc, khám phá vũ trụ đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau hợp tác. Các nhà khoa học Trung Quốc và Pháp tham gia dự án Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp bày tỏ hy vọng vệ tinh này sẽ mang lại nhiều khám phá khoa học hơn và hai nước sẽ tăng cường hơn nữa trao đổi, hợp tác hàng không vũ trụ, cùng hiện thực hóa giấc mơ không gian.

Nhờ 'mắt thần' của NASA, hành tinh đang 'sống' 30 năm trước 'hiện hình'

Khai thác dữ liệu từ tàu Magellan của NASA từ những năm 1990, các nhà khoa học Ý và NASA đã phát hiện bằng chứng về hoạt động núi lửa trên Sao Kim, cho thấy hành tinh này vẫn còn hoạt động địa chất.

Nho 'mat than' cua NASA, hanh tinh dang 'song' 30 nam truoc 'hien hinh'
Cụ thể, hai khu vực Sif Mons và Niobe Planitia trên Sao Kim được NASA phát hiện có dấu hiệu của dòng dung nham mới, khẳng định sự tồn tại của núi lửa hoạt động. (Ảnh: ESA) 

Phát hiện 3 thực thể cổ xưa được khai sinh sau vụ nổ Bigbang

Những thực thể này có tuổi đời lên tới hơn 13 tỷ năm và được xem như những thực thể được hình thành sớm nhất trong vũ trụ.

Sử dụng Kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà nghiên cứu của Đại học Copenhagen đã trở thành những người đầu tiên nhìn thấy sự hình thành của ba thiên hà sớm nhất trong vũ trụ, hơn 13 tỷ năm trước.

Khám phá giật gân này đóng góp những kiến thức quan trọng về vũ trụ và hiện đã được công bố trên các tạp chí khoa học.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.